Cơn áp thấp nhiệt đới gần bờ năm ấy đă nhấn ch́m hơn chục tàu cá và 54 người đàn ông đă vĩnh viễn ra đi không một lời từ biệt. Mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha đă trở thành một thảm kịch vô cùng khổ đau đối với người Ngư Lộc.
Những trận băo, áp thấp nhiệt đới đă cướp đi người con, người chồng và người cha của đất Ngư Lộc, để rồi nay, xă có đến gần 200 góa phụ “hóa đá” vẫn ngóng tin chồng trong vô vọng.
18 năm chờ chồng…
Chúng tôi đến với làng chài Ngư Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào một chiều hè oi bức. Cuộc sống tại đây cũng trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn bởi tiếng í ới khi một chiếc thuyền cá cập bến. Niềm vui, niềm hạnh phúc của người thân không phải là những chuyến tàu đầy ắp cá tôm mà là được nh́n thấy những người đàn ông trở về sau vài tháng lênh đênh trên biển.
Biển Ngư Lộc dịu êm nhưng cũng nhiều khi hung dữ.
Có thể những cái ôm, cái xiết tay của người vợ, của những đứa trẻ hay người mẹ khi đoàn tụ vẫn c̣n chút ngượng ngùng nhưng nh́n vào đôi mắt mới biết họ đang hạnh phúc biết nhường nào. Những cảm xúc ấy chỉ có người thân ở đất liền mới thấu hiểu họ mong mỏi thể nào khi chồng, cha bao ngày lênh đênh trên biển trở về…
Biển mang về cho người Ngư Lộc cá tôm nhưng cũng lấy đi biết bao khổ đau, mất mát. Năm 1996 cái ngày tang thương bao trùm khắp Ngư Lộc ấy dường như trở thành nỗi ám ảnh mà gần 20 năm trôi qua vẫn chưa phút giây nào nguôi ngoai.
Hi vọng là sức mạnh để những người phụ nữ Ngư Lộc tiếp tục sống.
Cơn áp thấp nhiệt đới gần bờ năm ấy đă nhấn ch́m hơn chục tàu cá và 54 người đàn ông đă vĩnh viễn ra đi không một lời từ biệt. Mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha đă trở thành một thảm kịch vô cùng khổ đau đối với người Ngư Lộc. Không đau sao được khi có những chàng trai mới mười tám đôi mươi, người chồng mới cưới chưa đầy một tháng, người con c̣n đang trong bụng chưa kịp nh́n mặt cha đă phải vĩnh viễn ra đi, nằm lại dưới biển khơi…
Tột cùng của nỗi đau ở Ngư Lộc phải nhắc đến là bà Trần Thị Bảy mất đến 4 người thân gồm: 2 người con trai, 1 người con rể và 1 cháu trai. Tṛ chuyện cùng chúng tôi với đôi mắt ướt nhẹm, nét mặt không giấu được nối đau đớn mà bà đă chất chứa mấy chục năm nay.
“Chúng nó sao lại bỏ tôi đi hết thế này, sao ông trời lại ác với chúng tôi thế, chỉ một đêm mà đă cướp đi tất cả người thân yêu của tôi”.
Hai mẹ con tiễn chồng ra khơi.
C̣n trường hợp của chị Đặng Thị Chung th́ thật oái oăm v́ sớm trở thành
góa phụ khi đám cưới mới tổ chức chưa được bao lâu. Thậm chí chị c̣n chưa quen hơi, quen tiếng khi về nhà chồng, ấy vậy mà chị đă trở thành góa phụ khi vừa bước sang tuổi 22.
Chị Hiên, chị Hoa, chị Bích… cũng vậy. Tất cả các chị năm ấy đều rất trẻ nhưng đă phải trở thành góa phụ. Ít ai biết rằng để sống đến ngày hôm nay, trong họ vẫn nung nấu và mang một niềm hi vọng từ những chuyến tàu cập bến.
Và từ đó đến nay, năm nhiều năm ít, những người đàn ông của đất Ngư Lộc vẫn âm thầm ở lại với biển để số chị em góa phụ tại Ngư Lộc mỗi ngày một nhiều lên và nay đă lên đến 180 người.
... đến hóa “ḥn vọng phu”
Nén lại khổ đau mất mát, những người phụ nữ Ngư Lộc vẫn âm thầm nuôi con, chăm sóc cha mẹ khi người chồng vĩnh viễn ra đi. Công việc hàng ngày của họ gắn liền với vị mặn ṃi của biển khơi, với chợ trên chợ dưới. Có thể với họ, dù biển gây ra khổ đau nhưng biển vẫn là nguồn sống nên hàng ngày họ vẫn bám trụ.
Chiều chiều, Ngư Lộc vẫn có những người phụ nữ thẫn thờ chờ chồng dù gần 20 năm trôi qua...
Nét đượm buồn ở đôi mắt không thể giấu được mỗi khi chiều tà, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn bắt gặp người phụ nữ ngồi thẫn thờ nh́n về phía biển khơi, nơi chân trời xa tít tắp và chờ đợi một phép nhiệm màu. Họ cứ chờ mặc cho những sợi tóc bắt đầu điểm trắng trên mái đầu…
Niềm vui của ngư dân khi những chuyến tàu cập bến.
Khó có ai đọc được nỗi buồn xa vời vợi của những “
ḥn vọng phu” nơi này bởi nếu trường hợp khác th́ ít ra họ c̣n được mang thi hài của chồng về chôn cất, thờ phụng. C̣n với những người phụ nữ ở đây, giường như biển khơi hung dữ đă cướp đi cả niềm an ủi cuối cùng đó của họ.
Ai cũng biết điều đó nhưng các chị vẫn chờ, chờ một tia hi vọng dù rất nhỏ nhoi bởi ở Ngư Lộc đă từng có gia đ́nh mấy tháng trời biệt tích chồng và tưởng chừng người chống đă ở lại với biển th́ một ngày người đàn ông ấy lại trở về. Khi về được đến nhà mới biết họ được một tàu cá khác cứu nhưng do chưa có cơ hội nên không thể đưa về ngay được.
Mỗi ngày Ngư Lộc lại tiễn biết bao người đàn ông lên những chuyến tàu ra khơi. Những lời từ biệt, nhắn nhủ chớp nhoáng những người phụ nữ ở lại đất liền chỉ biết chắp tay nguyện cầu cho trời yên bể lặng, cho những người đàn ông của họ trở về vẹn nguyên.
Trao đổi với chúng tôi, chị Bùi Thị Hiền (Chủ tịch hội Phụ nữ xă Ngư Lộc) cho biết: “Hiện nay, Ngư Lộc có hơn 1.700 hội viên, trong đó có 180 chị em góa chồng do tai nạn khi đi biển. Mặc dù con số góa khá nhiều nhưng hầu hết những chị em này đều ở vậy nuôi con lớn khôn, phụng dưỡng cha mẹ thay chồng”.
TM