Nếu nền kinh tế hồi phục, và sau đó ổn định, Fed sẽ có thể giải quyết mọi chuyện ổn thỏa. Tuy nhiên, nếu như mọi chuyện một lần nữa trở nên tồi tệ, rõ ràng là nới lỏng định lượng là điều cần thiết.
Biến động lãi suất của nước Mỹ là một trong những câu chuyện quan trọng nhất trên thế giới. Câu chuyện ấy có cùng nhịp điệu với những thay đổi trong chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Hôm thứ 5 tuần trước (20/6), Fed tiết lộ kế hoạch sẽ giảm tốc chương trình nới lỏng định lượng vào thời gian tới, đồng thời có thể kết thúc hoàn toàn chương trình này vào thời điểm nào đó trong năm 2014.
Ngay lập tức, thị trường hoảng loạn sau thông tin này. Lãi suất tăng vọt và thậm chí còn tăng mạnh hơn sau khi Chủ tịch Fed Ben Bernanke cho biết bản thân ông không lo lắng về việc lãi suất tăng lên.
Theo Paul Krugman, rất có thể chuyện này sẽ kết thúc như “một lỗi lầm mang tính chất lịch sử”.
Nếu như nền kinh tế hồi phục, và sau đó ổn định, Fed sẽ có thể giải quyết mọi chuyện ổn thỏa.
Tuy nhiên, nếu như mọi chuyện một lần nữa trở nên tồi tệ, rõ ràng là nới lỏng định lượng là điều cần thiết. Chắc chắn là, Fed lại phải sử dụng đến các gói QE. Và, Fed cũng đã khẳng định khả năng này cũng có thể xảy ra.
Dẫu vậy, vấn đề nằm ở chỗ bằng cách hành động như một NHTW truyền thống có trách nhiệm (cố gắng ngăn chặn lạm phát và các bong bóng), Fed không thể hành động một cách vô trách nhiệm (nhiều người cho rằng đây là điều cần thiết để thoát khỏi bẫy giảm phát). Phần lớn thị trường tin rằng Fed phải thể hiện rằng kể cả khi lạm phát dâng cao, Fed cũng không “bỏ chân ra khỏi bàn đạp” cho đến khi nền kinh tế đạt sản lượng tiềm năng tối đa.
Cuối cùng, Paul Krguman khẳng định ông hi vọng nền kinh tế thực sẽ phục hồi ở tốc độ khiến những nỗi lo lắng của ông trở nên vô nghĩa. Nếu không, Fed đã gây nên hậu quả lớn hơn nhiều so với những gì mà Fed có vẻ như đang nhận thức được.
Minh Anh
Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider