Với việc "đạo diễn" cho Snowden rời Hong Kong, Bắc Kinh đă khôn khéo “chuyển lửa” sang Moscow và tránh được những rắc rối ngoại giao với Washington.
Albert Ho, Tổng thư kư của Liên minh hỗ trợ phong trào dân chủ yêu nước ở Trung Quốc và là cựu Chủ tịch Đảng Dân chủ Hong Kong.
Albert Ho, Tổng thư kư của Liên minh hỗ trợ phong trào dân chủ yêu nước ở Trung Quốc và là cựu Chủ tịch Đảng Dân chủ Hong Kong, nói với các phóng viên rằng, ông đă hành động như một luật sư của Snowden cho đến khi nhà thầu công nghệ 30 tuổi này rời Hong Kong đi Moscow sáng Chủ nhật (23/6).
Snowden - người đă bị chính quyền Mỹ buộc tội tiết lộ chi tiết một chương tŕnh giám sát mạng Internet và điện thoại quy mô toàn cầu của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) - được cho là xin tị nạn ở Ecuador. Chính phủ Mỹ đă cố gắng t́m mọi cách dẫn độ Snowden từ Hong Kong, nơi anh ta đă lẩn trốn kể từ khi chạy khỏi Hawaii ngày 20/5/2013.
Sau khi Snowden ra đi, Albert Ho nói với các phóng viên rằng, cung cách xử lư khủng hoảng Snowden của chính quyền Hong Kong là rất “bất thường”. Ông đă gặp một quan chức cấp cao của chính quyền Hong Kong ngày 21/6 theo yêu cầu Snowden, nhưng đă không nhận được một sự hồi đáp nào về lập trường của chính quyền đặc khu hành chính này. Tuy nhiên, đêm 21/6, Albert Ho đă liên lạc với một người đàn ông tự xưng là một nhân vật “trung gian” đại diện cho chính quyền Hong Kong. Nhân vật “trung gian” này nói nói rằng Snowden được tự do rời Hong Kong và anh ta nên làm như vậy.
Vào thời điểm đó, Snowden đă lên kế hoạch để rời Hong Kong đi Moscow, nhưng anh ta hỏi Albert Ho để biết lập trường của chính quyền Hong Kong trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Ho cho biết vẫn không có phản ứng nào từ phía chính quyền đặc khu, mặc dù tối 22/6, nhân vật “trung gian” nói trên lại liên lạc với ông một lần nữa và nhắc lại yêu cầu Snowden nên rời Hong Kong và qua đó kết thúc vụ việc.
Albert Ho cho biết, cung cách cư xử khác thường của chính quyền Hong Kong phần nào thấy rơ, có bàn tay của Bắc Kinh trong vụ này. Ông nói: “Chính quyền Hong Kong đă sử dụng một người có danh tính không rơ ràng để nói với Snowden rằng chính quyền này muốn anh ta đi. Đây là một hành động rất bất thường”.
Nữ Chủ tịch Ủy ban T́nh báo Thượng viện Mỹ Dianne Feinstein ngày 23/6 khẳng định, Trung Quốc đóng vai tṛ trong việc cho phép Snowden rời Hong Kong và đă bỏ lỡ cơ hội để “cải thiện quan hệ” với Mỹ. Bà Feinstein nói: “Trung Quốc rơ ràng đă có một vai tṛ trong vụ này, theo quan điểm của tôi. Tôi không nghĩ rằng đây là quyết định của Hong Kong mà chắc chắn có sự chấp thuận của Trung Quốc”.
Với việc Edward Snowden rời Kong Kong đi Moscow, Trung Quốc đă trút bỏ được khá nhiều rắc rối. Thứ nhất, Bắc Kinh bác bỏ được cáo buộc Snowden là gián điệp của Trung Quốc. Thứ hai, Bắc Kinh đă tránh được những rắc rối ngoại giao với Washington liên quan đến việc giữ lại Snowden ở Hong Kong hay trục xuất về Mỹ, nhất là sau khi vụ Snowden đă giúp Trung Quốc phản đ̣n rằng, chính Mỹ mới là “kẻ ăn trộm tệ hại nhất thế giới”. Đó là chưa kể, Trung Quốc không muốn vụ Snowden gây hại cho những thỏa thuận mà hai bên đă đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh California vừa qua. Trung Quốc không dại ǵ hy sinh mối quan hệ ngh́n tỷ đô la với Mỹ chỉ v́ một cựu nhân viên CIA đă tiết lộ những bí mật mà nước này cần biết. Có thể nói Bắc Kinh đă khôn khéo “chuyển lửa” sang Moscow và bây giờ có thể ung dung “tọa sơn quan hổ đấu”.
Lê Chân (theo WantChinaTimes)