Ít ai biết rằng giữa thủ đô Tokyo của Nhật Bản tồn tại một cộng đồng Triều Tiên khép kín với những ngôi trường nơi gần 10.000 học sinh được dạy trung thành với lănh đạo Triều Tiên.
Bên cạnh Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản là một trong số ít quốc gia không có quan hệ ngoại giao với Triều Tiên (trên thế giới có 165 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Triều Tiên). Trong những dịp hiếm hoi gặp nhau, các nhà lănh đạo Nhật Bản và Triều Tiên thường chỉ bàn về một vấn đề gai góc duy nhất, đó chính là những người Nhật Bản được cho là đă bị Triều Tiên bắt cóc cách đây hơn 30 năm.
Người Nhật coi Triều Tiên là quốc gia đánh chê trách nhất trên thế giới: trong một khảo sát do tổ chức GlobeScan thực hiện hồi tháng trước, không một người Nhật nào coi ảnh hưởng của Triều Tiên là tích cực.
Rất ít người Nhật coi ảnh hưởng của Triều Tiên là tích cực (Ảnh minh họa)
Thế nhưng hiện có gần 10.000 học sinh trong các trường học ở Nhật Bản lại đang được dạy về ḷng trung thành với nhà Lănh đạo Kính yêu Kim Chính Nhật và Kim Nhật Thành. Tại sao vậy?
Trong giai đoạn từ năm 1905 đến 1945 khi Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên, người Triều Tiên được coi là các công dân Nhật. Sau khi Nhật Bản mất quyền kiểm soát bán đảo này sau Thế chiến 2, những người Triều Tiên muốn ở lại Nhật Bản (c̣n được gọi là người Triều Tiên Zainichi) được đăng kư là công dân của Joseon, tên nước Triều Tiên chưa bị phân chia từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19.
Tuy nhiên, khi Triều Tiên và Hàn Quốc tuyên bố độc lập vào năm 1948, thuật ngữ “Joseon” không c̣n thể hiện một quốc gia cụ thể nữa. Thế nên từ năm 1965, người Triều Tiên Zainichi có thể được đăng kư là người Hàn Quốc. C̣n những người vẫn giữ quốc tịch Joseon mà không chịu đăng kư là người Hàn Quốc hay Nhật Bản sẽ trở thành công dân thực tế của Triều Tiên.
Một lớp học Triều Tiên giữa thủ đô Nhật Bản
Thế nên nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của những ngôi trường Triều Tiên trong ḷng Nhật Bản là một tai nạn của lịch sử. Khoảng một phần tư trong số 600.000 người Triều Tiên Zainichi là thành viên của Chongryon, một tổ chức ủng hộ Triều Tiên ở Nhật Bản điều hành một mạng lưới ngân hàng, trường học và một trường đại học ở Tokyo (tuy nhiên ngành kinh doanh chính của tổ chức này là pachinko, hay c̣n gọi là ṣng bạc).
Tuy nhiên Chongryon c̣n là đại sứ quán thực tế của Triều Tiên ở Nhật Bản. Tổ chức này nghiêm cấm việc kết hôn với công dân Nhật Bản và không khuyến khích việc nhập tịch Nhật Bản.
Cảnh sát Nhật Bản bên ngoài trụ sở Chongryon ở Tokyo
Những ngôi trường Joseon này là di sản để lại của lịch sử thuộc địa của Triều Tiên hơn là những môi trường giáo dục thực sự. Nhiều thập kỷ qua, các ngân hàng của Triều Tiên vẫn chu cấp tiền cho các ngôi trường này. Chương tŕnh học của trường nằm ngoài phạm vi kiểm soát của Nhật Bản, và đích đến trong các cuộc tham quan của trường thường là thủ đô B́nh Nhưỡng của Triều Tiên.
Có thông tin cho rằng nhiều thành viên của Chongryon hiện đang có hộ chiếu của Hàn Quốc, trong đó có cầu thủ bóng đá nổi tiếng nhất Triều Tiên là Jong Tae-se, người từng theo học tại một trường joseon và có thể có hộ chiếu của cả hai miền Triều Tiên. Điều này được chấp nhận ở Hàn Quốc v́ họ luôn coi mọi người dân Triều Tiên đều là công dân của ḿnh.
Trí Dũng (Theo Economist)
Khampha.vn