Nạn mê tín dị đoan tin rằng có “phù thủy pháp thuật thần thông” lâu nay vẫn hoành hành tại Papua New Guinea (PNG) và mới đây, một cô giáo bị tra tấn trước mặt mọi người, rồi bị dân làng chặt đầu sau khi buộc tội cô giáo “làm phù phép” để trù ếm một người hàng xóm.
Người làng đă trở thành những “người săn phù thủy” khi cầm súng, rựa và búa để lôi cô Helen Rumbali cùng chị gái và hai đứa cháu gái khỏi nhà cô, rồi họ châm lửa đốt căn nhà ra tro.
Họ buộc tội Rumbali 40 tuổi là “phù thủy” phải chịu trách nhiệm về cái chết của một người làng bị bệnh. Họ nói biết thủ phạm là ai, nhờ họ đi theo…một đàn ruồi từ mộ người chết bay về đến nhà Rumbali, và mộ người chết có đầy dấu vết của một nghi thức ma thuật. Cảnh sát đến can thiệp th́ đă quá muộn, Rumbali bị chặt đầu sau khi bị tra tấn. Người chị và hai đứa cháu bị đâm nhiều nhát dao chỉ được dân làng thả sau cuộc thương lượng với cảnh sát.
|
Đốt nhà cô giáo Rumbali ra tro |
Vụ chặt đầu cô giáo Rumbali xảy ra hồi tháng 4-2013. Hai chị em cùng hai người cháu bị tra tấn suốt 3 ngày. Vài ngày trước đó, 6 phụ nữ khác cũng bị tra tấn bằng những thanh sắt, và một người bị chôn sống trong một buổi “tế thần”. Hồi tháng 2, một người mẹ trẻ cũng bị buộc tội là “phù thủy”, bị thiêu sống ngay trước mắt một đám đông. Hồi tháng 7 năm ngoái, 29 tên của một băng đảng “săn phù thủy” bị bắt v́ tội giết và ăn thịt 7 người bị chúng buộc tội là “phù thủy lang băm”.
Ḷng tham và ghen tuông
Vấn đề là ở đảo quốc PNG (thuộc châu Đại Dương) có “Luật phù thủy” từ 42 năm trước, cho phép niềm tin “phù thủy” của người dân có thể được vận dụng làm một phần lư do bào chữa cho việc giết ai đó bị nghi giỏi làm tṛ “trù ếm, ma thuật”. Hồi tháng 5, chính phủ PNG đă phải hủy luật này sau khi xảy ra nhiều vụ bạo lực.
|
Người chị của cô giáo Rumbali bị tra tấn, bị lột quần áo trước mặt dân làng |
Nhà nhân chủng học Richard Eves nói với tạp chí Time: “Ở PNG c̣n hơn 800 nền văn hóa khác biệt, và nạn tin phù thủy tỏa khắp trong hầu hết các nền văn hóa này. Việc ra luật cùng chủ trương này-khác không bảo đảm sẽ kết thúc được những vụ “săn phù thủy” v́ tỷ lệ cảnh sát trong dân quá thấp. Khi có một tay tội phạm vũ trang đ̣i máu, vài anh cảnh sát chẳng thể làm ǵ. Sự thật là cảnh sát PNG cũng tin kẻ bị buộc tội là “phù thủy” gieo rắc cái chết cho người khác”. Luật sư Miranda Forsyth thuộc Đại học Quốc gia Úc nói: “Niềm tin của người PNG là nếu họ không giết người ấy th́ người ấy sẽ tiếp tục gieo rắc cái chết và sự xui xẻo, bệnh tật cho dân làng”.
Nhưng các chuyên gia nói những vụ bạo lực liên quan “tội phù thủy” đă bị “đổ dầu vào lửa” bởi sự khác biệt về kinh tế khiến người ta nuôi dưỡng sự ganh tị, ghen tuông, chứ không bởi niềm tin “có phù thủy”. Họ nói sự ghen tị gây ra nhiều hận thù, người không có của ghét ghen người giàu có khá giả, nên họ mượn cớ “phù thủy” để giết người khác, không cho người khác có thể giàu thêm, khi hầu hết trong 7 triệu cư dân PNG là nông dân nghèo tá túc trong các mái lều tranh. Trong trường hợp này, rơ ràng Rumbali bị kết án là “phù thủy” chỉ là một cái cớ, chứ gia đ́nh cô sống khá giả, chồng và con trai của cô giáo đều là công chức, sống trong một ngôi nhà kiên cố bằng gỗ, và gia đ́nh cô đều học cao, có địa vị cao trong xă hội.
Các chuyên gia nói nạn “săn phù thủy” đă lan cả đến những nơi chưa hề xảy ra t́nh trạng “trừng phạt đích đáng bọn ma thuật” trong thời gian gần đây. LHQ đă phải ghi nhận hàng trăm vụ bạo lực liên quan “phù thủy và săn phù thủy” ở PNG, chủ yếu xảy ra ở những vùng hẻo lánh ít báo cáo thông tin. LHQ phát hiện các vụ tấn công “phù thủy” xảy ra nhiều nhưng hầu như kẻ “săn phù thủy” đều không bị trừng phạt.
Dù chưa thể rơ lư do chính của những vụ bạo lực cực đoan, sự tăng trưởng kinh tế có thể là một yếu tố tác động rất lớn: PNG được đánh giá có nền tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á-Thái B́nh dương. Nguồn tài nguyên mỏ và khí tự nhiên t́m thấy ở PNG đă giúp nền kinh tế lâu nay suy thoái “chuyển hóa” thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong 10 năm qua, đạt mức tăng trưởng kinh tế 7%/năm từ 2007 - 2010. Mức tăng trưởng này lên “đỉnh” 8,9% trong năm 2011 trước khi giảm tốc c̣n 8% hồi năm 2012.
“Phù thủy” làm “chỉ điểm”
Nhưng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) năm ngoái cũng đánh giá PNG là một trong những quốc gia có tỷ lệ bất b́nh đẳng cao nhất, nếu không nói là cao nhất khu vực châu Á-Thái B́nh dương. Các nước láng giềng Vanuatu và quần đảo Solomon cũng tin vào “phù thủy” nhưng họ lại không phải trải nghiệm cùng mức độ bạo lực cực đoan như PNG.
Công tố viên trưởng PNG Ravunama Auka th́ không “bắt” ư tưởng sự ghen tương ganh tị là lư do gây ra những vụ tấn công “phù thủy”. Dù không có số liệu chính thức, ông nói hầu hết nạn nhân bị giết v́ một niềm tin rằng họ chính là “phù thủy”. Ông đoan chắc những vụ này sẽ c̣n tăng nhưng không giải thích v́ sao: “Nhiều lư do lắm, không chỉ v́ người này giàu có người khác nghèo khổ”.
Một giải thích khác về niềm tin vào “phù thủy” là ở tỉnh Chimbu của PNG, theo nhà nhân chủng học Philip Gibbs chuyên nghiên cứu về phù thủy. Ông cũng là một linh mục đạo Thiên Chúa sống ở PNG từ 41 năm qua: người ta chôn người chết trong mộ xây bằng bê-tông, để xác chết không bị những con vật ma quái nhỏ ăn thịt. Người dân tin các con thú này có thể “ám” người sống, nên dân làng phải cậy nhờ các thầy lang-phù thủy “chỉ điểm” ai bị quỷ ma ám. Người bị nghi được cho là vào ban đêm sẽ hồn ĺa khỏi xác để biến thành một con thú nhỏ nào đó.
Linh mục Gibbs nói người bị nghi “ma ám” thường bị tra tấn để buộc khai nhận và đôi khi bị giết. Ông cũng giải thích gia đ́nh người bị nghi ngờ thường phải vội rời bỏ nông trại, chỉ đem theo một số vật dụng cần thiết trong một cái bao. V́ thế, dân làng sẽ phải quyết định ai sẽ “thừa kế” khu đất bỏ hoang, từ đó ḷng tham, sự ganh tị bùng lên và lại có thêm nạn nhân bị buộc tội “phù thủy”…
Thế giới & Hội nhập