Trung Quốc vừa mất một trong những đồng minh thân thiết nhất trong khu vực.
Đằng sau lời kêu gọi đối thoại và ḥa giải của Trung Quốc sau sự kiện quân đội Ai Cập lật đổ Tổng thống là một thực tế đáng buồn của Bắc Kinh: số “vốn chính trị” họ đă đầu tư cho cựu Tổng thống Mohammed Morsi thế là mất sạch.
Khi được đề nghị b́nh luận về vụ phế truất TT Morsi hôm thứ năm tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh vẫn tuân thủ đúng theo đường lối không can thiệp của nước này.
TT Morsi trong chuyến thăm tới Trung Quốc hồi năm ngoái.
“Dù t́nh h́nh có tiến triển thế nào, quan hệ hữu nghị Trung Quốc – Ai Cập sẽ không thay đổi,” bà Hoa nói, chú thích thêm rằng Trung Quốc “tôn trọng sự lựa chọn của nhân dân Ai Cập.”
Thực ra Trung Quốc vừa mất một trong những đồng minh thân thiết nhất trong khu vực.
Sau nhiều thập kỷ Washington nắm chặt Ai Cập trong tay, cái lần chế độ Hosni Mubarak sụp đổ hồi tháng 2/2011 chính là cơ hội vàng cho Trung Quốc thắt chặt quan hệ với chính quyền mới tại Ai Cập. Và quả thực chuyến công du ra ngoài khu vực Trung Đông đầu tiên của tân TT Morsi là tới Bắc Kinh vào tháng 8/2012.
Chuyến đi này mang đậm tính biểu tượng, không chỉ v́ sau đó TT Morsi mới tới Washington mà nó c̣n cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực tăng ảnh hưởng trong khu vực như thế nào. Đây là bước đi khiêu khích nhất của Bắc Kinh trong mấy năm trở lại đây khi công khai tranh giành quyền lực ở một khu vực trước này vẫn là của người Mỹ.
Vụ phế truất TT Ai Cập không phải là lần đầu tiên “một người bạn của Trung Quốc” bị lật đổ.
Cựu lănh đạo Libya Moammar Gadhafi từng hàng thập niên liền là đồng minh thân cận của Trung Quốc và cuộc cách mạng tại Libya khiến Bắc Kinh phải vất vả lắm mới bảo vệ được người dân và lợi ích của ḿnh tại đất nước Bắc Phi này. Sau đó, họ c̣n phải vất vả gấp đôi để cứu văn mối quan hệ với những người vừa tiễn Gadhafi “ra đi”.
Trong khi đó tại Syria, Trung Quốc liên tục ngăn cản nỗ lực can thiệp của phương Tây và chỉ kêu gọi đối thoại giữa các bên.
Cái khó cơ bản của Trung Quốc là phải tuân thủ hai nguyên tắc ngoại giao truyền thống “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” và “làm bạn với tất cả các nước” trong khi Trung Đông lại là khu vực lúc nào cũng chia rẽ sâu sắc.
Trung Quốc bảo ḿnh là đối tác với mọi quốc gia, mọi người dân Trung Đông. Nhưng ở những nước chia rẽ như Ai Cập, có lẽ chẳng ai coi Trung Quốc là bạn, kể cả TT vừa mới bị lật đổ Mohammad Morisi.
Cựu TT Morsi và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 8/2012
Hai tháng sau khi được bầu làm Tổng thống, Mohammed Mursi chọn Trung Quốc là nước ngoài Trung Đông đầu tiên ông tới thăm.
Chuyến đi này được cho là một phần trong chiến lược dài hơi nhằm chấm dứt thế phụ thuộc của Ai Cập vào phương Tây, nhất là Mỹ. Trong chuyến thăm này, Trung Quốc cho Ai Cập vay 200 triệu USD thông qua Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Ai Cập và Trung Quốc tăng từ 6 tỷ USD năm 2009 lên 8,8 tỷ USD năm 2011 (trong đó Ai Cập thâm hụt thương mại 5,8 tỷ USD). Kim ngạch thương mại Mỹ - Ai Cập năm 2011 là 8,3 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2010.
Về phía Trung Quốc, chuyến thăm của TT Morsi là dịp nước này chứng tỏ cho thế giới thấy ḿnh không giữ vị thế “tiêu cực” trong phong trào Mùa xuân Arập, nhất là sau khi nước này nhiều lần cùng Nga phủ quyết các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc nhằm can thiệp vào Syria.
Sau khi tới Trung Quốc, TT Morsi tới thăm Iran, kẻ thù lâu năm của Mỹ. Sau khi quân đội lật đổ Morsi, TT Mỹ từ chối lên án quân đội Ai Cập.
Ynguyen
CafeF