Các vị khách tham dự buổi tiệc đă được thưởng thức những món ăn từ truyền thống đến hiện đại được chế biến từ những miếng thịt ḅ nhân tạo.
Vừa qua tại London (Anh) đă diễn ra một buổi tŕnh diễn ẩm thực với nguyên liệu là
thịt ḅ nhân tạo. Đây là lần đầu tiên trong lịch có một buổi tiệc được làm bằng thịt “sản xuất” trong pḥng thí nghiệm.
Giáo sư Mark Post và sản phẩm thịt nhân tạo.
Buổi “yến tiệc” này do giáo sư Mark Post đến từ Đại học Maastricht (Hà Lan) chủ tŕ. Ông đă làm kinh ngạc các vị khách VIP khi cho họ thưởng thức những món ăn từ truyền thống đến hiện đại được chế biến từ những miếng thịt ḅ có tới 20.000 “lớp mô” được tạo ra từ pḥng thí nghiệm. Lẽ ra buổi tiệc này, đă được tổ chức tại London vào tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, nó đă bị lùi lại nhằm hoàn thiện thêm công nghệ để thực khách được tận hưởng đầy đủ hương vị của loại thịt ḅ có một không hai này.
Giáo sư Mark Post là một trong những người tiên phong trong việc “sản xuất” thịt trong pḥng thí nghiệm. Ông đă thành công do sử dụng tế bào gốc lấy từ mô trên má ḅ để nuôi cấy trong dung dịch đặc biệt. Nhờ tạo ra được chất dinh dưỡng nuôi mô lư tưởng nên lượng tế bào ban đầu sau 3 tuần đă tăng gấp đôi.
Sau khi đưa sang môi trường nuôi cấy khô, các tế bào này chuyển thành các tế bào cơ có màu hồng vơi chiều dài khoảng 12 mm và đường kính chỉ 1 mm. Để tạo ra một khúc thịt nạc (hoàn toàn không có mỡ) phải tạo ra một mạng lưới các kênh - tương đương với các mạch máu- để các chất dinh dưỡng đến từng tế bào. Theo thời gian, chúng liên kết lại để tạo thành sợi cơ protein để cuối cùng tạo ra cấu trúc của từng lát thịt ḅ cắt từ cơ bắp ra.
Hiện nay, một chiếc bánh sandwich kẹp thịt ḅ nhân tạo của giáo sư Mark Post có trị giá tới 250.000 Euro, nhưng xu thế giảm giá thành để thay thế nguồn thịt do ngành nông nghiệp cung cấp là không thể tŕ hoăn và đảo ngược được.
Theo thống kê của FAO, năm 2011 thế giới tiêu thụ trên 230 triệu tấn thịt động vật và sau 40 năm nữa con số trên sẽ tăng gấp đôi. Cần biết rằng để có 1 kg thịt lợn phải cần tới 8,4 kg thức ăn…
Do hiệu suất “chuyển đổi ” thức ăn nông nghiệp thành sản phẩm chăn nuôi quá thấp nên chỉ riêng tại Mỹ để đảm bảo an ninh lương thực người dân chỉ cần canh tác với diện tích 13 triệu hécta c̣n để chăn nuôi ḅ cần tới 302 triệu hécta.
Ngoài ra, sản xuất 1 kg khoai tây, lúa mỳ, ngô và gạo cần tương ứng 120, 216, 336 và 450 lít nước, nhưng để có được 1 kg thịt ḅ cần có tới trên 18 ngàn lít nước, 1 lít sữa ḅ- 1.000 lít nước.
Một trang trại chăn nuôi 80 ngàn con lợn tại ở Mỹ mỗi năm tiêu tốn 337,5 triệu lít nước. Những trang trại lớn với đàn lợn cỡ triệu con sử dụng lượng nước sinh hoạt tương đương một thành phố lớn khiến cho 70% dự trữ nước ngọt dành cho con người bị ngành chăn nuôi gia súc “chiếm đoạt”.
Tại Mỹ, ngành chăn nuôi đă tiêu thụ một phần ba tổng sản lượng các nguồn nhiên liệu khai khoáng hàng năm của đất nước. Đó là chưa kể tới việc đất, nước, đại dương, không khí và cả sức khỏe con người bị “đầu độc” bởi chất thải của gia súc… và mỗi năm khoảng 6 triệu hecta rừng thế giới bị tàn phá v́ mục đích phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
Tốc độ giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực của ngành chăn nuôi đối với nhân loại và Trái đất theo giáo sư Mark Post có thể gia tăng nhanh hơn nếu các nhà khoa học trên thế giới hợp sức lại trong một dự án quốc tế để đưa ra thị trường thịt nhân tạo có giá cạnh tranh với “thịt nông nghiệp”.
Hiện nay, giáo sư Mark Post đă t́m ra một số đối tác để kết hợp như: sử dụng phát minh in bằng công nghệ 3D-bioprinter của giáo sư Gabor Forgacs thuộc Đại học Missouri (Mỹ) và là người sáng lập ra hăng của Modern Meadow, để tạo ra các miếng thịt có độ dày theo ư muốn; xây dựng một ngân hàng tế bào gốc có chọn lựa để gia tăng tốc độ nhân tế bào một cách “lư tưởng” nhất; chuẩn hóa dây chuyền sản xuất chất dinh dưỡng làm môi trường nuôi tế bào; tự động hóa hoàn toàn các công đoạn trong quy tŕn công nghệ sản xuất thịt và tái sử dụng các chất thải của dây truyền này.
Do định hướng được chất lượng, chủng loại thịt bằng công nghệ sinh học nên dây truyền công nghiệp chỉ cho ra các loại thịt mà người tiêu dùng ưa thích nhất nên các “sản phẩm thứ yếu (da, lông, nội tạng, sừng, móng…) không có nên giá thành của sản phẩm nhân tạo không chỉ rất cạnh tranh với thịt truyền thống mà c̣n rất an toàn về vệ sinh-dịch bệnh cho người tiêu dùng.
Buổi ra mắt "ẩm thực thịt ḅ nhân tạo” tại thủ đô sứ xương mù được xem là một thông điệp vô cùng thuyết phục và mạnh mẽ của các nhà khoa học nhằm tuyên bố bắt đầu một kỷ nguyên ẩm thực mới và đồng nghĩa với việc đánh dấu một kỳ tích của nhân loại trong cuộc chiến chống đói nghèo, tiết kiệm nguồn của cải tự nhiên và bảo vệ môi trường một cách bền vững cho các thế hệ mai sau.
Theo New York Times