Đáng lo hơn khi người Hồi giáo khắp thế giới bắt đầu bước vào tháng chay Ramadan từ ngày 9-7
Ủy ban T́nh trạng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 9-7 nhóm họp tại Geneva - Thụy Sĩ để bàn về t́nh trạng lây nhiễm virus Corona gây hội chứng hô hấp ở Trung Đông (viết tắt là MERS-CoV). Đây là lần thứ hai trong lịch sử ủy ban này phải họp khẩn.
WHO lo ngại về nguy cơ bùng phát đại dịch MERS-CoV khi thế giới Hồi giáo bước vào tháng chay Ramadan. Ảnh: REUTERS
Nguy cơ gia tăng
15 chuyên gia quốc tế của ủy ban đang cân nhắc có nên công bố t́nh trạng khẩn cấp trên toàn thế giới cũng như các biện pháp khống chế virus MERS-CoV lây lan, ví dụ hạn chế đi lại, hay không. WHO cho biết một phiên họp nữa dự kiến diễn ra trong ngày 17-7 sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Trước đây, lần duy nhất mà ủy ban này phải họp khẩn là vào năm 2009 do virus cúm A/H1N1 bùng phát thành đại dịch toàn cầu.
Virus MERS-CoV giống SARS được phát hiện lần đầu vào tháng 9-2012, đến nay đă làm ít nhất 80 người mắc bệnh, trong đó 45 người tử vong. Dù đa số trường hợp nhiễm bệnh là ở Ả Rập Saudi (65 người bệnh, trong đó 38 người tử vong) nhưng việc virus này có mặt tại Jordan, Qatar, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Pháp, Đức, Anh, Ư và Tunisia đă làm dấy lên nỗi lo về khả năng bùng phát dịch bệnh toàn cầu như đại dịch SARS năm 2003.
Càng đáng lo hơn khi tháng chay Ramadan bắt đầu từ ngày 9-7. Trong tháng này, hàng triệu người Hồi giáo khắp thế giới sẽ đổ về các địa điểm linh thiêng ở Ả Rập Saudi. Tiến sĩ Trish Perl, một nhà dịch tễ học cao cấp tại Trường Y Johns Hopkins (Mỹ), cảnh báo với trang tin tức Medical Daily: “Dịch bệnh có thể leo thang nghiêm trọng trong những điều kiện thuận lợi như vậy”.
Thừa nhận nguy cơ này, bà Margaret Chan, Tổng Giám đốc WHO, cho biết: “Hàng triệu người sẽ đến các thánh địa Mecca và Medina (ở Ả Rập Saudi). Chúng ta không thể và cũng không nên ngăn chặn sự đi lại này. Điều quan trọng là các chính phủ phải có biện pháp ứng phó”.
Virus bí ẩn
Sự lây lan nhanh chóng và dễ dàng của virus MERS-CoV khiến các chuyên gia y tế khắp thế giới đau đầu. Một trong những thách thức lớn nhất là họ vẫn chưa biết được ǵ nhiều về xuất xứ cũng như cơ chế lây nhiễm của virus. Một nỗi lo khác là diễn biến bệnh do virus này quá “lặng lẽ” khiến các bác sĩ không chú ư kịp thời. Theo WHO, 8 trong số những trường hợp nhiễm bệnh gần đây nhất ở Ả Rập Saudi không có các triệu chứng đặc trưng như sốt cao, ho và viêm phổi. Bốn người bệnh trong số này là nữ nhân viên y tế, c̣n lại là trẻ em từ 7-15 tuổi.
Dù tốc độ lây nhiễm của virus MERS-CoV đă chậm lại nhưng theo bà Chan, WHO vẫn muốn các nước có sự chuẩn bị tốt nhất trong trường hợp nó trở lại. Từng tham gia đối phó đại dịch SARS khi c̣n làm giám đốc Cơ quan Y tế Hồng Kông, bà Chan cho biết những bài học rút ra từ cuộc chiến nói trên có thể giúp ích trong việc ngăn virus này trở nên tồi tệ hơn. Bà nói với hăng tin Bloomberg: “Bài học từ đại dịch SARS là nếu chúng ta hạn chế người dân tiếp xúc với virus, dịch bệnh sẽ tự diệt. Ngoài ra, chúng ta không bao giờ được phép mất cảnh giác đối với những dịch bệnh như thế”.
Tỉ lệ tử vong cao
WHO đă dự báo về tương lai của virus MERS-CoV qua 3 kịch bản: Virus không gây đại dịch như lo ngại và sẽ dần biến mất; b́nh quân mỗi tháng virus sẽ tiếp tục lây nhiễm 20 người và làm thiệt mạng 10 người; virus sẽ biến thể và thay đổi cơ chế lây nhiễm, đe dọa gây ra đại dịch toàn cầu. Các quan chức WHO cũng lo ngại virus này có thể gây chết chóc không kém, nếu không muốn nói là hơn SARS, bởi tỉ lệ người nhiễm MERS-CoV tử vong hiện ở mức 56%, cao hơn nhiều so với SARS (9,6%).
|
HOÀNG PHƯƠNG
Nguoilaodong