Thị trường ngoại tệ đă phản ứng thái quá với chính sách mới, từ nay đến cuối năm không có lư do để tỷ giá tăng ngoài trù liệu của Ngân hàng Nhà nước, theo Tổng giám đốc Eximbank Trương Văn Phước.
Ông Phước trao đổi với
VnExpress hôm nay, khi thị trường ngoại hối vừa trải qua đợt tăng nóng.
|
Trước khi về Eximbank đảm nhận cương vị Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc, ông Phước từng là Vụ trưởng Vụ Quản lư Ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước. |
- Tỷ giá của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại luôn kịch trần trong khi tỷ giá chợ đen tăng mạnh trong tuần qua. Từ góc nh́n của người từng tham mưu chính sách quản lư ngoại hối và giờ tham gia trực tiếp vào thị trường, ông thấy có những lư do nào dẫn tới hiện tượng này?
- Đầu tiên cần nhắc tới yếu tố thanh khoản tiền đồng. Thông điệp về mức tăng tỷ giá cả năm 2-3% mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phát đi từ đầu năm đă tạo tâm lư khá ổn định trên thị trường. Nhu cầu về ngoại tệ không tăng cao như các năm trước trong khi nguồn cung dồi dào hơn. Xuất khẩu tăng trưởng khá, các doanh nghiệp nhanh chóng bán lượng ngoại tệ thu được cho hệ thống ngân hàng. Ngay cả các ngân hàng thương mại cũng chuyển hoá ngoại tệ qua tiền đồng v́ chênh lệch lăi suất giữa VNĐ và USD có lợi khá lớn cho việc nắm giữ VNĐ. Những yếu tố này tạo ra thanh khoản VNĐ khá dồi dào trên thị trường trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng c̣n rất thấp.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước hạ lăi suất tiền gửi ngắn hạn VNĐ và điều chỉnh tỷ giá, có vẻ thị trường đă phản ứng thái quá với các chính sách mới. Một số tổ chức tín dụng mua lại một phần ngoại tệ đă bán ra trước đây. Các doanh nghiệp xuất khẩu dè dặt hơn khi bán ngoại tệ. Thị trường huy động và cho vay vàng trải qua những thời khắc cuối cùng để chấm dứt. Trong bối cảnh đó, tỷ giá trên thị trường ngoại tệ tự do trước đây ở mức thấp nay đă tăng lên khá nhanh.
Dù như thế, tổng thể quan hệ cung cầu ngoại tệ diễn ra tại các ngân hàng thương mại không có vấn đề ǵ, nhất là khi dự trữ ngoại hối của Nhà nước đă tăng lên rất nhanh, có khả năng can thiệp, hỗ trợ đầy đủ kịp thời cho các ngân hàng thương mại. Vấn đề căn bản ở đây là thông tin, v́ trên thị trường luôn đón nhận những đồn đoán khả năng điều chỉnh tỷ giá tiếp của Ngân hàng Nhà nước.
- Tỷ giá trên thị trường tự do có lúc vượt 3% so với tỷ giá chính thức trong ngân hàng. Chênh lệch này đă đủ cho thấy cần biện pháp xử lư quyết liệt hơn để ổn định thị trường?
- Tỷ giá mua bán giữa ngân hàng với khách hàng của họ và giữa các ngân hàng với nhau là chuẩn giao dịch trên thị trường v́ dù ǵ khu vực này cũng là nơi đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu ngoại hối quốc gia. Tỷ giá chính thức thời gian qua nằm trong biên độ Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Nhà nước đang hạn chế giao dịch trên thị trường phi chính thức trong nỗ lực chống đôla hóa, để lượng giao dịch ngoại tệ mặt thấp xuống. Trong mong muốn của nhà điều hành, thị trường tự do là nơi cần hạn chế để ngăn tác động ngược trở lại thị trường chính thức. Chúng ta không cổ động cho thị trường tự do nhưng thực tế ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới nó vẫn tồn tại. Muốn để thị trường tự do không hoạt động nữa, Nhà nước cần tạo nhiều thuận lợi hơn cho giao dịch chính thức giữa ngân hàng và doanh nghiệp, cư dân.
Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, theo cảm nhận riêng của tôi, nếu tỷ giá của thị trường phi chính thức chênh khoảng 1% so với thị trường chính thức là có thể chấp nhận được. Tất nhiên, thị trường tự do là nơi diễn ra thỏa thuận của những cá nhân riêng biệt với nhau và phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận cá nhân của họ, không ai có thể can thiệp, nhất là đối với loại hàng hóa đặc biệt như ngoại tệ.
- Các ngân hàng có những toan tính riêng cho ḿnh khi dư dả thanh khoản tiền đồng, tạo sức ép nhất định với tỷ giá. Trong khi nhà điều hành tự tin vào nguồn lực thực tế cũng như khả năng can thiệp của ḿnh mà chưa đưa ra thông điệp định hướng kịp thời. Ông nh́n nhận thực tế này thế nào, nhất là khi như ông nêu ở trên vấn đề căn bản của thị trường thời gian qua là thông tin?
- Diễn biến tuần qua một lần nữa cho thấy tỷ giá và thị trường ngoại hối luôn là những vấn đề rất nhạy cảm, hội tụ hàng loạt những nhân tố tác động từ chính sách và những cảm xúc của thị trường.
Tỷ giá tăng lên so với các tháng trước là điều mọi người phải thừa nhận. Thông điệp định hướng th́ ngay từ đầu năm Thống đốc đă đưa ra khá rơ. Thỉnh thoảng các lănh đạo khác của Ngân hàng Nhà nước cũng nhắc lại chủ trương nhất quán ổn định tỷ giá. Một khi người đứng đầu ngân hàng trung ương đă cam kết cho thấy họ có ư chí làm như vậy và đủ nguồn lực để làm. Không chỉ đưa ra thông điệp, Ngân hàng Nhà nước hai năm qua đă dùng nhiều biện pháp tổng thể để đảm bảo giá trị của đồng Việt Nam, ổn định tỷ giá. Điều này lư giải tại sao doanh nghiệp và người dân bán ngoại tệ cho ngân hàng nhiều hơn, thay v́ để trên tài khoản tiền gửi. Khi ngân hàng mua được nhiều ngoại tệ th́ cũng sẽ bán lại cho Ngân hàng Nhà nước, giúp dự trữ ngoại hối tăng lên, khả năng can thiệp của nhà điều hành mạnh mẽ hơn.
Về phía các ngân hàng, khi thanh khoản tiền đồng khá dồi dào mà không cho vay ra được, chức năng kinh doanh tiền tệ nhắc họ phải làm ǵ và làm trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Trong giới hạn trạng thái ngoại tệ +/-20%, vào đầu năm họ được quyền bán đi một lượng ngoại tệ để lấy tiền đồng kinh doanh. Làm như vậy giúp họ giảm chi phí sử dụng vốn, được sử dụng tiền đồng với chi phí thấp của đôla Mỹ. Nay nhà điều hành kéo tỷ giá lên và hạ lăi suất tiền đồng xuống thấp để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, các ngân hàng thương mại cũng phải có ứng xử của ḿnh. Đương nhiên có nhiều ư kiến cho rằng ngân hàng thương mại tạo sóng để đầu cơ. Nhưng cần hiểu rằng họ làm việc, kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép đồng thời thích hợp với thị trường cũng như điều kiện vĩ mô.
- Vậy vấn đề thông tin nên được xử lư thế nào trong trường hợp này để tránh những tác động không đáng có tới thị trường?
- Cùng một lúc kéo tỷ giá lên và hạ lăi suất tiền đồng, thông tin đưa ra thế nào cho phù hợp. Trần lăi suất tiền đồng vẫn áp dụng, qua đó giảm dần lăi suất cho vay. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước nói cả năm tiền đồng mất giá 2-3%, 6 tháng vừa rồi mới điều chỉnh 0,6-0,8% v́ vậy giữa năm có thể điều chỉnh một hoặc hơn một phần trăm nữa. Cũng có ư kiến cho rằng cần phá giá thêm. Tất cả những yếu tố này lan tỏa ra thị trường tạo thành những đồn đoán, tâm lư kỳ vọng. Người dân muốn mua một phần ngoại tệ. Các ngân hàng đă bán ngoại tệ giờ muốn mua lại. Các nhà xuất khẩu trước đây vẫn bán ngay khi có nguồn thu ngoại tệ, nay trước những tin như vậy cũng dè dặt hơn. Các nhà nhập khẩu nghe nói thế cũng đi mua ngoại tệ. Những thông tin đó đă tác động tới thị trường và tạo nhân tố khiến tỷ giá tăng lên.
Như tôi nói ở trên, không phải là Ngân hàng Nhà nước không đưa ra thông tin định hướng thị trường. Tính nhạy cảm của tỷ giá không phải chỉ có ở nước ta mà đều tồn tại ở các thị trường ngoại hối quốc tế. Với trách nhiệm và bằng các công cụ của ḿnh, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lư những vấn đề này thôi.
Nhưng vấn đề là thời điểm và liều lượng. Thông tin đưa ra không phải để xử lư vấn đề của hôm nay mà cho cả tương lai. Theo lư thuyết muôn thủa, thông tin tạo suy tưởng, cảm xúc và mong muốn của thị trường. Tạo lập ḷng tin của thị trường rất quan trọng, bằng những cam kết rơ ràng hơn, mănh liệt hơn và phải cho thị trường hiểu v́ sao có những cam kết đó. Can thiệp thị trường bằng giải pháp triển khai thực tế và cũng cần quan tâm tới thông tin đưa ra với liều lượng và cường độ thích hợp. Nói và làm đều quan trọng, đừng nên nói được mà không làm được và ngược lại, làm được mà không nói được. Tất nhiên liều lượng và cường độ giữa nói và làm cũng rất quan trọng.
- Theo ông đến bao giờ những căng thẳng hiện nay trên thị trường ngoại hối sẽ được giải tỏa?
- Căng thẳng thị trường được giải tỏa nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng các công cụ của Ngân hàng Nhà nước. Dưới góc độ của ngân hàng thương mại, tôi thấy một trong những điều quan trọng cần làm lúc này là điều tiết khối tiền đồng đang dư thừa mà chưa thể cho vay ra. Một mặt vẫn phải đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng, nhưng cần điều tiết theo hướng hỗ trợ cho đồng Việt Nam.
- Sau khi tỷ giá b́nh quân liên ngân hàng tăng thêm 1%, tỷ giá trên thị trường tiếp tục kịch trần. Ông nghĩ sao khi có những ư kiến cho rằng cần tiếp tục điều chỉnh tỷ giá để phản ánh đúng hơn cung cầu ngoại tệ cũng như sức mua của đồng Việt Nam?
- Lạm phát biểu hiện sức mua đối nội, tỷ giá biểu hiện sức mua đối ngoại của đồng tiền. 5 năm trở lại đây khi điều hành tỷ giá hối đoái, chúng ta đă rất quan tâm tới chênh lệch lạm phát của Việt Nam và các đối tác thương mại, đầu tư. Thời qua lạm phát đă được kiềm chế thấp xuống rất nhanh. Trong khi đó, đồng Việt Nam đă mất giá tương đối lớn so với đồng đôla Mỹ, trên 37% trong chừng ấy năm (tỷ giá từ 16.000 đồng lên 21.036 đồng). Mức giảm đó cũng nằm trong tương quan với lạm phát, cho phép đồng Việt Nam tiệm cận với vùng ngang giá dưới góc độ sức mua tiền tệ.
Cả yếu tố lư thuyết và thực tiễn, đều cho thấy tỷ giá không tăng nhiều nữa trong ṿng 6 tháng tới. Tất nhiên, tỷ giá không phải là một hằng số, trừ phi chúng ta lựa chọn cơ chế tỷ giá cố định, mà nó biến thiên theo nhiều nhân tố như lạm phát, xuất nhập khẩu, đầu tư… Nhưng các nhân tố đó chưa cho thấy sẽ đột biến, cán cân thanh toán năm nay đă thặng dư tương đối lớn, 5 tỷ USD. Tỷ giá hiện nay cũng đang tiệm cận vùng mục tiêu ngang giá sức mua mà nhà điều hành đề ra, v́ vậy về cơ bản có thể ổn định, nếu tăng thêm th́ 1-1,5% là mức có thể chấp nhận được.
- Mỹ nhiều khả năng sẽ rút gói dần gói kích thích kinh tế và giảm nới lỏng tiền tệ, dấy lên lo ngại ḍng vốn nóng rút khỏi các thị trường. Đồng đôla trên thị trường thế giới cũng tăng giá so với các ngoại tệ mạnh khác như euro, yen Nhật... Theo ông Việt Nam nên chuẩn bị kế hoạch ứng phó thế nào trước diễn biến này để hạn chế xáo trộn cung cầu ngoại tệ cũng như bất ổn tỷ giá?
- Biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ công bố hôm nay cho thấy họ c̣n xem xét rất nhiều yếu tố vĩ mô. Khả năng người ta hạn chế kích thích là có nhưng liều lượng tương đối nhỏ và từng bước một. V́ thế, lo ngại ḍng vốn rút khỏi thị trường các nước để trở về Mỹ không lớn như người ta tưởng. Kinh tế Mỹ chưa vững chắc tới mức phải dừng ngay kích thích kinh tế.
Khả năng Mỹ tăng lăi suất USD là có nhưng liều lượng tăng không nhiều. V́ thế triển vọng đồng đôla Mỹ phục hồi không quá ln. Trong bối cảnh các yếu tố nội tại đang ổn định, diễn biến từ Mỹ không lớn tới mức chúng ta phải có biện pháp ứng phó ghê gớm.
Song Linh
VnExpress