Hàng trăm người xuống đường hôm 12/07 để biểu t́nh phản đối kế hoạch xây nhà máy chế biến uranium ở thành phố Giang Môn, Trung Quốc.
Dự án xây dựng ở tỉnh Quảng Đông được hé lộ hồi đầu tháng này, theo đó một khu đất rộng 230 hecta đất ở thành phố sẽ được dùng làm nhà máy chế biến uranium.
Người dân Giang Môn lo lắng rằng nhà máy sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Một vài người khác phàn nàn rằng dự án được đưa ra mà không hề có sự đồng thuận của cộng đồng.
Trưng cầu
Phía chính quyền cho biết, họ để thời gian trưng cầu ư kiến là 10 ngày, song những người biểu t́nh nói thời hạn đó không đủ để tranh luận về những lợi ích và thiệt hại của dự án.
“Khó có thể biết được về dự án đó chỉ trong 10 ngày. V́ sao họ công bố chính sách của ḿnh trên truyền h́nh mà không hề nhắc tới dự án này?” một người biểu t́nh hỏi.
Truyền h́nh nhà nước Trung Quốc CCTV nói rằng một đại diện của chính quyền địa phương đă cố trấn an người biểu t́nh rằng ư kiến của họ sẽ được ghi nhận.
Lực lượng cảnh sát được huy động đông đảo để canh gác văn pḥng chính quyền địa phương.
Dự án xây dựng nhà máy trên có mức đầu tư lên tới khoảng 6 tỷ đôla Mỹ, do Tập đoàn Nguyên tử Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân Trung Quốc góp vốn.
Uranium là một nguyên tố kim loại có màu trắng đục, thường được dùng trong cả quân sự và dân sự.
Trong quân sự, urani được dùng trong các đầu đạn đâm xuyên và vỏ xe bọc thép, c̣n trong dân sự có thể dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân và một số lĩnh vực sản xuất khác.
Vấn đề ô nhiễm là nguyên nhân chính của nhiều cuộc biểu t́nh phản đối trong những năm gần đây ở Trung Quốc, được cho là do tăng trưởng kinh tế nhanh chóng gây ra.
Có vẻ như người dân Trung Quốc bắt đầu bày tỏ chính kiến mạnh mẽ hơn đối với các dự án có hại cho môi trường.
Hồi tháng 5/2013, khoảng 2.000 người đă tham gia biểu t́nh ở Côn Minh để phản đối một nhà máy lọc dầu.
Lo ngại từ Việt Nam
Quanh dự án ở Quảng Đông, TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, được báo trong nước dẫn lời nói "lo sự cố phóng xạ sẽ lan truyền ra ngoài".
Mặc dù khoảng cách giữa Việt Nam và tỉnh Quảng Đông được nói là đủ xa để không lo ảnh hưởng, nhưng c̣n có lo ngại về ảnh hưởng thực phẩm.
Quan ngại về an toàn thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đă có trong không ít người ở Việt Nam.
GS Cao Chi, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, bày tỏ lo ngại nếu nhà máy ṛ rỉ phóng xạ ra ngoài sẽ bị nhiễm vào thực phẩm.
Mặc dù vậy, hai chuyên gia này nói trên báo Việt Nam rằng Việt Nam không thể can thiệp nếu Trung Quốc quyết tâm xây dựng nhà máy.
Theo BBC