Theo phản ánh của người dân các xă Vạn Ninh, Vĩnh Ninh, Hiền Ninh… (huyện Quảng Ninh, Quảng B́nh) th́ hiện đang “sống dở, chết dở” v́ trồng dong riềng nhưng không biết có tiêu thụ được không do không được thu mua.
Trồng dong riềng chỉ để… làm cảnh?
Trước đó, UBND các xă trên đă yêu cầu Nhà máy tinh bột Long Giang (trụ sở tại xă Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh; thuộc Cty CP Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh) thực hiện việc thu mua số dong riềng do nhà máy khuyến khích người dân trồng trong thời gian qua. Theo pḥng nông nghiệp huyện Quảng Ninh, hiện toàn huyện có 20ha dong riềng được trồng theo dự án phát triển vùng nguyên liệu dong riềng phục vụ hoạt động cho Nhà máy tinh bột dong riềng xuất khẩu Long Giang.
“Từ đầu năm 2010, cùng với việc xây dựng nhà máy, chúng tôi được vận động trồng cây dong riềng và được hứa hẹn thu mua với giá cao. Năm đầu họ có mua một ít, nhưng hai vụ sau chẳng thấy nhà máy thu mua chi cả nên phần lớn nông dân như tui đào bỏ để trồng cây khác, như nhà bà Hằng gần đây phải phá hết 5 sào dong riềng để trồng lạc, hiện tui c̣n hơn 1 sào dong riềng chả biết làm chi, chắc chỉ để… làm cảnh, phá bỏ hết th́ cũng tiếc công sức” - bà Hà Thị Ngọc Oanh (thôn Bến, xă Vạn Ninh) bức xúc phản ánh.
Ông Nguyễn Văn Thế - chủ tịch UBND xă Vạn Ninh - th́ cho hay, việc khuyến khích trồng cây dong riềng rồi thu mua, giá cả ra sao lâu nay UBND xă không quản lư và đây là việc giữa nhà máy và người dân làm việc với nhau, chủ động thoả thuận, nên giờ thiệt tḥi vẫn là người dân”.
|
Hàng trăm người dân đă từng tập trung đến nhà máy để phản đối v́ ô nhiễm. Ảnh: Linh Đan |
Ông Trần Văn Dĩ - trưởng thôn Bến, xă Vạn Ninh - th́ ngậm ngùi, “họ cam kết khi dong riềng phát triển đến 6-7 lá th́ sẽ về hỗ trợ trước với giá 300 ngàn đồng/sào nhưng hiện dong riềng đă 10 lá mà chẳng thấy ai về. Ông Ngô Đăng Ngọc - trưởng thôn Tây, xă Vạn Ninh - cũng bức xúc không kém “v́ cách làm việc vô trách nhiệm của nhà máy nên hơn 3ha dong riềng trong thôn của người dân hiện không biết xử lư sao đây”.
Câu hỏi về vùng nguyên liệu?
Theo phê duyệt của UBND tỉnh về việc phát triển vùng nguyên liệu phục vụ việc vận hành, sản xuất của nhà máy tinh bột dong riềng xuất khẩu Long Giang th́ vùng nguyên liệu dong riềng được trồng tại hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ. Theo đó, vùng nguyên liệu sẽ được xây dựng trong khoảng từ 3-5 năm với diện tích 3.000ha. Thế nhưng, từ khi dự án được phê duyệt đến nay (2008) trên địa bàn huyện Quảng Ninh vùng nguyên liệu mới được… 20ha, c̣n địa bàn huyện Lệ Thuỷ th́ vẫn là con số “0” tṛn trĩnh. Mặt khác, khuyến khích người dân trồng dong riềng lại theo kiểu “đem con bỏ chợ”, không thu mua khiến người dân địa phương lao đao, lo lắng.
Điều đáng nói, không chú trọng phát triển vùng nguyên liệu và thu mua dong riềng như giấy phép đầu tư, nhà máy lại chuyển sang sản xuất… tinh bột sắn với lập luận rằng do không có nguyên liệu dong riềng để sản xuất. Với cách làm tréo ngoe trên, người dân địa phương xung quanh nhà máy đă phải gánh chịu hậu quả nặng nề do ô nhiễm môi trường, thậm chí hàng trăm người dân địa phương đă kéo đến nhà máy để phản đối v́ ô nhiễm, việc ô nhiễm môi trường do chuyển sang sản xuất tinh bột sắn của nhà máy luôn là đề tài nóng trong các buổi tiếp xúc cử tri tại địa phương (Lao Động đă có loạt bài phản ánh về vấn đề trên).
Gần đây nhất, trong cuộc tiếp xúc với doanh nghiệp của UBND tỉnh Quảng B́nh, một lănh đạo UBND tỉnh đă chỉ rơ việc nhà máy tinh bột Long Giang đang có nhiều dấu hiệu lập lờ, không rơ ràng trong việc đầu tư cũng như quá tŕnh sản xuất, hoạt động. Nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân địa phương và thực hiện đúng chính sách đầu tư của UBND tỉnh, cần làm rơ việc nhà máy “lập lờ” trong việc phát triển vùng nguyên liệu dong riềng, trong khi lại “chuyển đổi” sang sản xuất tinh bột sắn?