R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
Sự thật về kho báu ngàn tấn của thủ lĩnh Nghĩa hội?
Đă có không ít dư luận lên tiếng xôn xao quanh kho báu của thủ lĩnh Nghĩa hội Quảng Nam Nguyễn Duy Hiệu.
Lời đồn kho báu
Chúng tôi t́m về căn cứ Tân Tỉnh (nay thuộc xă Quế Lộc, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam), nơi mà người dân vẫn mờ ảo về một kho báu chôn cách đây hơn 100 năm có thể làm thay đổi cuộc đời của họ. Đă 127 năm trôi qua, kể từ khi "kho báu" này được chôn, nhưng từ người già đến trẻ ai cũng thuộc ḷng câu chuyện như thơ này. Giai thoại kho báu bắt nguồn từ lịch sử hào hùng khi Tôn Thất Thuyết pḥ tá vua Hàm Nghi gây dựng phong trào Cần Vương chống Pháp.
Tại Quảng Nam, những chí sĩ yêu nước như Trần Văn Dư, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến, Nguyễn Tiểu La đứng ra thành lập Nghĩa hội, do Trần Văn Dư làm thủ lĩnh ra bản cáo thị kêu gọi nhân dân trong tỉnh đứng lên chống giặc. Cuộc khởi nghĩa lan rộng với những trận đánh đỉnh cao. Sau đó, năm 1885, Trần Văn Dư giao quyền thủ hội cho Nguyễn Duy Hiệu (tự Hường Hiệu) để ra Huế gặp vua Đồng Khánh, nhưng giữa đường bị Tổng đốc Quảng Nam Châu Đ́nh Kế tố với Pháp và sát hại. Nguyễn Duy Hiệu đă chọn thung lũng Trung Lộc, nằm sát chân đèo Le, xây dựng căn cứ Tân Tỉnh (nay là thôn Lộc Tây 2).
Tại đây, ông tổ chức nhiều trận đánh gây thiệt hại cho quân địch, tiêu biểu là trận tập kích vào đơn vị công binh Pháp đang mở đèo Hải Vân tiêu diệt hết đơn vị này. Chí khí lên cao, ông liên tục mở những trận đánh lớn, làm tiêu hao sinh lực địch, cổ vũ sĩ khí nghĩa quân, như trận Băi Chài phá đội ca nô Pháp trên sông Thu Bồn, trận phục kích Pháp và quân triều đ́nh tại Cẩm Muồng gây tiếng vang lớn. Tuy nhiên, Pháp dồn lực lượng và vũ khí tối tân, kết hợp với quân triều đ́nh đánh trận kịch liệt tại G̣ May làm quân sĩ Nghĩa hội đại bại, bản doanh bị đốt phá, ông Hường Hiệu phải rút quân tháo chạy. Và từ đây, tích chôn vàng tại khu núi trên đường rút quân được nhiều người đồn đoán.
Nghe chúng tôi đến t́m hiểu kho báu, những cao niên trong làng hào hứng kể lại câu chuyện mà họ đă nghe kể lại từ ông cha ḿnh. Thực hư kho báu được chôn tại đâu th́ không ai dám chắc, họ chỉ nghe nói là khi quân ông Hiệu rút chạy đă chôn vàng ở khu đất này.
Bà Nguyễn Thị Cử, năm nay đă 90 tuổi nhưng vẫn minh mẫn kể vanh vách câu chuyện mà bà được nghe lại: "Vào đầu năm 1886, lúc nửa đêm, quân ông Hường Hiệu đốt đuốc, lặng lẽ vượt qua khu làng dưới chân núi Hóc Phẩm rồi lên núi chôn vàng. Người dân nghe tiếng đào đất, những ḥm rương nặng ước khoảng một tấn vàng được khiêng đi nhưng không ai dám hớ một lời. Thời chiến tranh ác liệt, dân làng chạy giặc tán loạn nên cũng không ai để ư đến kho vàng". Bà Cử cho biết thêm, chính ông Cửu Phụng trước kia sống ở khu làng này là người chứng kiến sự việc này, nhưng khi đó ông c̣n nhỏ, về sau ông kể lại câu chuyện nhưng ông cũng không biết chính xác vị trí chôn vàng ở đâu.
C̣n bà Đỗ Thị Kiệt (86 tuổi) th́ cho rằng, kho báu là có thật. Bà cho biết, ông nội của chồng bà từng tham gia nghĩa quân của ông Hường Hiệu nên thường kể lại chuyện chôn vàng tuyệt mật này. V́ quá tin lời cha nên ông Nguyễn Yến đă lên núi đào vàng suốt mấy năm liền. Bà Kiệt nói: "Cha chồng tôi đào những hầm sâu vào trong núi nhiều năm trời, tôi chứng kiến có lần ông đào được một cục đá đen nhánh nhưng lại phát sáng, về nhà chuyện liền đồn nhanh như thổi, sau đó có một kỹ sư (thời cũ) lên mang về giám định rồi sau đó cục đá cũng mất hút". Ông Yến chết, sự nghiệp t́m vàng lại gánh trên vai của chồng bà Kiệt nhưng chiến tranh loạn lạc, ngày đêm lo sơ tán nên khi chết, chồng bà Kiệt vẫn không t́m được chút vàng nào.
Đua nhau đi "tăm" vàng
Chúng tôi đến gặp ông Nguyễn Tấn Đích (c̣n gọi là Ba Đích, 65 tuổi) là con của bà Kiệt, trong căn nhà đơn sơ không thứ ǵ đáng giá. Ông luôn ấp ủ một ngày nào đó sẽ t́m thấy kho vàng để thay đổi cuộc đời. Ông Đích là đời thứ tư trong gia đ́nh t́m kho báu này, nhưng vẫn không thành. Ông tin rằng, khu rẫy của ông bây giờ là khu "đất vàng" chưa khai phá. Mấy mươi năm đào vàng, sức khỏe ông giảm suốt nhưng ông vẫn thường xuyên lên rẫy t́m vàng. Trời nắng đổ lửa, nhưng cứ hễ xong công việc đồng áng, ông lại một ḿnh đùm cơm gói nước lên núi đào vàng.
Người dân nơi đây cho biết, nhiều năm trước, ông đào được một miếng đá có khắc chữ Hán, những đường nét ṿng lượn, nghĩ chắc đây là bản đồ kho báu nên ông vào Nam t́m dịch. Trở về bản đồ đâu không thấy mà ông c̣n biến thành con người khác hẳn, ngớ ngẩn, lù khù. Tuy nhiên, khi gặp chúng tôi, ông nhất quyết không dẫn lên địa điểm nơi ông đào vàng và không khẳng định việc nơi đây có vàng. Tỏ vẻ giấu giếm, ông Ba Đích nói: "Ai nói là tôi thường đi đào vàng? Đó chỉ là lời đồn đoán thôi, nếu có th́ người khác đă lấy đi rồi, chứ đâu tới lượt ḿnh. Ở đất Quảng Nam thời Pháp chỉ có đất Bồng Miêu là khai thác vàng, chứ ở đây th́ không có!".
Anh Phan Thành Đại, sống tại thôn Lộc Tây 2, cũng khẳng định nơi đây có vàng. Anh cho biết, nếu có phương tiện th́ anh sẽ đào được ngay. Từ nhỏ, khi c̣n đi chăn ḅ, anh đă chứng kiến rất nhiều người đến khu vực này đào bới, anh đă từng nghe ông nội ḿnh kể rất kỹ về kho vàng này trong những bữa cơm, bữa tiệc giỗ làm mọi người phải tin. Anh khẳng định là khu vực rẫy Hố Cây Dù hoặc núi Miếng Kho là nơi ông Hường Hiệu chôn vàng, nhưng chỉ là không biết chính xác ông chôn sâu bao nhiêu, tại điểm nào, cụ thể bằng cách ǵ... Với kinh nghiệm là một phu vàng từng "chinh chiến" trên băi vàng Bồng Miêu nên mỗi khi rảnh rỗi, anh lại lên núi t́m vàng, nhưng không mang lại thành quả. Anh Đại chia sẻ: "Những năm trước, tôi đă cùng một vài người mang cuốc, xẻng vào khu vực này đào bới, nhưng không ăn thua".
Chúng tôi lên khu vực chân núi Hóc Phẩm để t́m địa điểm chôn vàng như lời kể. Ông Lê Văn Sơn, một chủ trang trại đă nhiều năm sống tại đây, cho biết đă từng có nhiều người đến đây đào bới để t́m kho báu. Ông Sơn kể: "Khi nghĩa quân rút đi th́ có một vị vơ tướng ở lại quanh quẩn khu vực này một thời gian, người dân cho đó là người ở lại để canh giữ kho vàng, nhưng một thời gian sau ông cũng biến mất". Ông Sơn cũng cho biết thêm, chính ông Đích là người thường xuyên làm rẫy, chăn ḅ và chỉ đào vàng lúc ban đêm, để tránh người khác dị nghị. Khi được chúng tôi hỏi về việc vàng có thật ở nơi đây hay không th́ ông Sơn cho rằng: Đây chỉ là một lời đồn đoán thêu dệt, vẽ lên làm thành một giai thoại, chứ thời loạn lạc, ăn không đủ, nghĩa quân túng thiếu th́ lấy đâu ra vàng chôn cất!.
Chỉ là những lời đồn đoán của người dân
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Phan Văn Phỉ, trưởng thôn Lộc Tây 2 (xă Quế Lộc, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) cho biết: "Chính quyền địa phương xác nhận là không có kho báu này, đó chỉ là những lời đồn đoán, những người đi đào vàng thường gia cảnh khó khăn, họ mong ước t́m thấy kho vàng để bớt vất vả hơn".
AP
|