Ngay sau khi Thủ tướng Úc loan báo luật tỵ nạn mới rất khắc nghiệt vào hôm 19/07/2013, báo chí Úc loan tin có ba chiếc tàu chở thuyền nhân cặp bến lănh thổ Úc.
Trong số này có một chiếc chở theo 17 người Việt Nam, v́ đến trước lúc luật mới có hiệu lực, nên sẽ được tạm giữ chờ thanh lọc trên đảo Christmas của Úc, thay v́ bị đày ngay qua Papua New Guinea.
Theo báo chí Úc, chiếc tàu chở thuyền nhân Việt Nam đă bị nhân viên làm việc trên một giàn khoan dầu cách thành phố cảng Dampier (bang Western Australia - miền Tây Úc) 200 cây số, phát hiện hồi sáng sớm hôm 19/07/2013. Chiếc tàu sau đó đă bị lực lượng hải quan Úc chận giữ và chuyển lên một tàu cảnh sát chở về Dampier.
Tại đấy các thuyền nhân – gồm 17 người có cả phụ nữ và trẻ em - được kiểm tra sức khỏe, lư lịch và an ninh trước khi được chuyển tới trung tâm tạm giữ thuyền nhân trên đảo Christmas. Cục Xuất nhập cảnh Úc tin rằng đây là những người Việt Nam.
Điều được các phương tiện truyền thông Úc nhấn mạnh là nhóm 17 thuyền nhân Việt Nam đó là nhóm cuối cùng được thanh lọc trên đảo Christmas của Úc. Lư do là vào cùng ngày, Thủ tướng Úc Kevin Rudd đă công bố một luật mới cực kỳ khe khắt, theo đó tất cả những người xin tỵ nạn đến Úc bằng tàu thuyền sẽ bị chuyển qua xem xét ở Papua New Guinea.
Họ sẽ được tái định cư ở đó nếu được công nhận là tỵ nạn chính trị. Trong bất kỳ trường hợp nào, họ sẽ không được quyền định cư tại Úc.
Các thuyền nhân Việt Nam thoát khỏi sự khống chế của luật mới khe khắt này nhờ đến Úc trước lúc luật có hiệu lực. Hai chiếc tàu chở thuyền nhân khác bị chặn giữ vào chiều ngày 19/07 lại không được hưởng “may mắn” đó.
Theo Bộ trưởng Bộ Nhập cư Tony Burke, được hăng tin ABC News trích dẫn th́ thuyền nhân trên hai chiếc tàu đến Úc hôm 19/07 sẽ không bị thanh lọc theo luật mới, nhưng một chiếc thứ ba – với 81 thuyền nhân chưa rơ quốc tịch, cùng với hai thủy thủ lái tàu - đến Úc vào hôm qua, 20/07, sẽ bị xử lư theo luật vừa ban hành.
Những người này được đưa đến đảo Christmas Island để kiểm tra sức khỏe và sẽ được thông báo là họ sẽ bị chuyển qua Papua New Guinea chờ thanh lọc.
Nguồn: Trọng Nghĩa/RFI