Đây không chỉ đơn thuần là những kỉ vật mà c̣n là linh hồn của đồng đội ẩn hiện trong đó. Mỗi lần ngồi nh́n những kỉ vật được trưng bày trong Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (thôn Nam Quất, xă Nam Triều, Phú Xuyên, Hà Nội), ông Lâm Văn Bảng (Giám đốc Bảo tàng) lại lặng người để nhớ về những năm tháng ḿnh cùng đồng đội bị địch bắt rồi bị bỏ đói, bị đánh, bị phơi nắng nơi nhà tù Phú Quốc khi trên người chằng chịt vết thương.
Bảo tàng do ông Lâm Văn Bảng - thương binh hạng 2/4, nguyên chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày ở đảo Phú Quốc từ năm 1970 đến 1973 - đă tự hiến toàn bộ khuôn viên của gia đ́nh, cùng những cựu tù Phú Quốc đă bỏ bao công sức sưu tầm hiện vật và xây dựng nên. Bảo tàng nằm sâu trong con ngơ làng Phú Xuyên.
Hơn 40 năm đă trôi qua nhưng những tiếng rên rỉ trong vô thức của những đồng đội bị chấn thương sọ năo… vẫn trở về trong tiềm thức của ông.
Quăng thời gian “tôi luyện da thịt” ở “địa ngục trần gian” Phú Quốc cũng là khoảng thời gian kinh hoàng nhất đối với những người tù cộng sản như ông. Tháng ngày bị giam cầm trong nhà tù, ông Bảng nhớ lắm những buổi hành quân xuyên rừng, những đêm thức trắng cùng đồng đội… 11 ngày tuyệt thực để phản đối khẩu phần ăn của địch, đói đấy nhưng ông thấy ấm biết bao t́nh đồng đội.
“Đang nằm có con châu chấu nhảy vào, chúng tôi bắt lấy và chia nhau người cái đầu, người cái cánh; hay nh́n qua ván tôn thấy cây rau sam, anh em lại tḥ tay ra hái rồi chia nhau mỗi người một phần của cây rau sam ấy, ăn xong mà cảm tưởng như được ăn vài bát cơm. 1000 người trong 1 phân khu nhưng chỉ 1 suy nghĩ. Hành động, suy nghĩ và việc làm giống nhau sẽ thành sức mạnh, đó là khí tiết của người chiến sĩ cách mạng” – ông Bảng tâm sự.
Địch đă dùng nhiều h́nh thức tra tấn hết sức dă man, tàn bạo mà chỉ nghĩ đến đă rùng ḿnh: Nhẹ th́ giội nước sôi vào miệng, nhốt trong “chuồng cọp”, cặp điện vào tai… Nặng th́ lấy ḱm nhổ móng tay, móng chân, đập găy hết răng, đóng từng chiếc đinh vào đầu cho đến chết…
Nhưng vượt lên trên tất cả mọi sự đau đớn về thể xác, ông Bảng và đồng đội vẫn một ḷng trung kiên với Đảng, với Cách mạng. Có chiến sĩ đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết vẫn coi "cái chết nhẹ tựa lông hồng”.
Phút “sinh ly tử biệt”, trong ṿng tay đồng đội anh không quên dặn lại: “Nếu các đồng chí c̣n sống th́ về báo cáo với Đảng là tôi đă hoàn thành nhiệm vụ của một Đảng viên. Một người chuẩn bị ra đi nhưng lư tưởng Cộng sản c̣n trỗi dậy…” – ông Bảng ngậm ngùi.
Mỗi kỉ vật, mỗi bức ảnh… tại bảo tàng đều là những bằng chứng sống tố cáo tội ác của quân thù.
Đá Hồn Thiêng được rước từ nơi hủy diệt 1033 tù binh ở đảo Phú Quốc năm 1969.
Những chiếc đinh mà kẻ địch dùng để đóng vào người tù binh Phú Quốc.
Cây đinh dài 8cm được đóng vào xương gót chân tù binh - những chiến sĩ yêu nước của ta.
Gậy đục răng tù binh của giám thị tại nhà tù Phú Quốc
Vồ đồng hương dùng để đánh tù binh.
Những dây thép gai dùng để rào ngăn anh em tù binh Phú Quốc.
Dây thừng tra tấn tù binh.
Một trong những h́nh thức tra tấn dă man của quân địch được tái hiện lại chân thực bằng mô h́nh tại Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.
Đây là những chiếc dao tự tạo của chiến sĩ cách mạng bị bắt và tù đày tại Phú Quốc tự chế để sẵn sàng chiến đấu với Mỹ Ngụy khi bị đàn áp.
AP