Thịt cá, rau, đến thứ thiết yếu nhất là gạo thậm chí là những gia vị đều “ch́m” trong chất độc khiến người dân không c̣n biết ăn ǵ. Những phát hiện mới về thực phẩm nhiễm hóa chất gần đây như “dầu thêm lửa” vào nỗi hoang mang của người tiêu dùng.
Từ Bắc vào Nam đâu đâu thực phẩm cũng nhiễm độc
Những thực phẩm đồ uống đều được phát hiện các loại hóa chất gây ung thư, viêm loát dạ dày, suy gan, suy thận,…
Các mẫu nước chanh được lấy để kiểm nghiệm tại Hà Nội đều nhiễm khuẩn E.coli bao gồm: mẫu nước trà chanh (phố Nhà Thờ); mẫu nước mía, mẫu nước nhân trần, mẫu nước trà xanh (đường Đê La Thành); mẫu nước ngô, mẫu trà bát bảo, mẫu nước trà đá (phố Cát Linh); mẫu nhân trần khô (Lăn Ông); mẫu nước vối (phố Hoàng Cầu). Theo PGS-TS Hồ Bá Do, Phó Viện trưởng Viện TPCN Việt Nam, 90% số mẫu xét nghiệm có phát hiện nhiễm khuẩn E.coli, 100% mẫu nhiễm B.cereus, 33% vượt hàm lượng vi khuẩn hiếu khí; 45% vượt giới hạn nấm men, nấm mốc và hơn 30% số mẫu phát hiện hàm lượng kim loại nặng (ch́, thủy ngân…). Kết quả xét nghiệm cho thấy hầu hết các mẫu nước trên đều nhiễm vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa và nhiều mẫu chứa kim loại nặng vượt mức cho phép.
Trà chanh - loại đồ uống được yêu thích ở Hà Nội nhiễm khuẩn E.coli
Tương ớt miền Trung gây tranh căi v́ hóa chất và phát hiện quy tŕnh sản xuất dầu ăn cắt lốp xe cho vào máy ép đậu phộng cũng gây sốc với người tiêu dùng. Để tiết kiệm thời gian và điện, một chủ cơ sở ép dầu ở xă Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đă cắt nhỏ lốp xe bỏ vào máy ép đậu phộng. Tại cơ sở ép dầu của ông Trương Căn (SN 1956, ngụ thôn Châu Lâu), trong quá tŕnh ép dầu, để cho máy chạy nhanh, con trai ông Căn là Trương Công Thạnh (SN 1985) đă cắt nhỏ lốp xe đạp, xe máy bỏ chung với đậu phộng.
Người dân Tp. HCM đang hoang mang v́ mới đây, Ông Huỳnh Lê Thái Ḥa - chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) TP - cho biết đầu tháng 7-2013, cơ quan này đă lấy hàng loạt mẫu thực phẩm trên thị trường, trong đó có các chợ, và phát hiện thêm nhiều thực phẩm không đảm bảo an toàn. Cụ thể, kết quả kiểm nghiệm bảy mẫu bún tươi lấy ở các chợ th́ cả bảy mẫu đều có chất tinopal, đặc biệt hai mẫu bún c̣n có chứa axit oxalic. Ngoài ra, một số mẫu bún tươi này có các chất phụ gia thực phẩm natri sunfite (Na2SO3, chất tẩy trắng) và natri benzoat (chất bảo quản) hàm lượng cao gấp nhiều lần mức cho phép.
Bún tươi ở Tp. HCM được phát hiện sử dụng chất cấm
Cùng với tiết lộ của một phục vụ quán cơm trên đường Vơ Văn Ngân (quận Thủ Đức, TP.HCM) th́ chỉ cần 1 muỗng canh loại bột màu trắng có thể "hóa phép" cho 10 kg gạo nở bung trắng đều, hạt to mẩy khi đă chín thành cơm tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường mà không mất nhiều công. Loại gia vị này được chủ quán cơm cho biết mua tại chợ Bà Chiểu đă khiến người dân thực sự không biết nên ăn ǵ khi thực phẩm bị bủa vây chất độc như thế này.
Cơm chín nhanh và nở nhiều do sử dụng hóa chất
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong tháng 6 vừa qua, qua kiểm tra các chợ đầu mối trên địa bà Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đă phát hiện, 25 mẫu rau ngót th́ có tới 7 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép. C̣n trong 25 mẫu mướp đắng, có 2 mẫu bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức giới hạn cho phép, 23 mẫu an toàn. Kiểm tra 30 mẫu cá tai một số chợ trên địa bàn Hà Nội bao gồm cá tầm, cá trê, cá quả đă phát hiện 1 mẫu cá tầm, 1 mẫu cá trê nhiễm hóa chất Malachite Green và 2 mẫu cá quả nhiễm kháng sinh NitroFurans.
Không ai chịu trách nhiệm (?)
Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - nguyên viện phó Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM - khuyến cáo nếu ăn phải loại thực phẩm có chứa những phụ gia hàm lượng cao gấp nhiều lần cho phép sẽ gây hại rất nhiều cho hệ sinh vật có lợi trong đường ruột, làm mất cân bằng nhu mô ruột do nhu mô ruột chỉ chịu được độ pH ở mức thích hợp. Nếu cao quá mức sẽ gây tổn thương nhung mao của ruột, gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy). “Ăn phải thực phẩm có axit oxalic (có tác dụng tẩy trắng) sẽ gây kích thích niêm mạc ruột, thậm chí có thể gây tử vong khi sử dụng ở liều cao” - bác sĩ Mai nói.
Theo ông Thái Ḥa, Sở Công thương có nhiệm vụ quản lư kiểm tra, thanh tra các ḷ bún, lấy mẫu kiểm nghiệm và công bố kết quả giám sát chất lượng.
Việc để xảy ra t́nh trạng thực phẩm không an toàn bày bán tràn lan là trách nhiệm của Sở Công thương. Ông Ḥa cho biết Sở Y tế đă có văn bản đề nghị Sở Công thương và Sở NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, truy nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn và xử lư nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trong khi đó, trao đổi với PV, một lănh đạo Sở Công thương TP.HCM cho rằng thẩm quyền của cơ quan này chỉ là cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cho các cơ sở sản xuất.
C̣n việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa trên thị trường không thuộc thẩm quyền của Sở Công thương. Cũng theo vị này, hiện Sở Công thương đang phối hợp với Sở Y tế để cùng bàn bạc, đưa ra hướng quản lư sao cho hợp lư, chặt chẽ nhất.
Cũng trong ngày 23-7, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Trần Thị Thái Thanh, phó ban quản lư chợ Phạm Văn Hai, thừa nhận chỉ có thể nhắc nhở, yêu cầu làm cam kết chứ không thể làm ǵ hơn. “Chúng tôi không thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa hay kiểm tra chuyên môn thực phẩm được” - bà Thanh nói.
Ông Nguyễn Kim Long, phó ban quản lư chợ Hoàng Hoa Thám, cho biết ban quản lư chỉ tuyên truyền, vận động chứ không có thiết bị nào để kiểm tra, phát hiện chất độc trong thực phẩm. “Ban quản lư chợ chỉ được phép đ́nh chỉ kinh doanh có thời hạn chứ không được phép tước giấy phép kinh doanh...” - ông Long nói.
(Theo Thanh Niên)
Nhịn c̣n hơn …ăn
Chị Hồng Ngân (NV kế toán) chia sẻ: “Con chị c̣n nhỏ, chị đang cho nó bú, biết hoa quả tốt cho sức khỏe, nhưng không dám ăn v́ đọc nhiều thông tin về thực phẩm tẩm hóa chất. Bây giờ chẳng biết ăn ǵ, ngày trước chị toàn vào siêu thị để chọn đồ không dám mua đồ ngoài chợ, nhưng bây giờ đồ ở siêu thị cũng không tin tưởng được. Đúng là thời buổi này không ăn cũng chết, mà ăn cũng chết”.
Lo lắng của chị Ngân cũng như những bà mẹ khác bởi giờ đây “thực phẩm độc” bủa vây khắp mọi nơi.
Chị Oanh (Hà Nội) tâm sự: “ Ḿnh may mắn có đồ quê của ông bà ngoại gửi ra nên cũng đỡ lo lắng phần nào, ít nhất con cái cũng không lo ngộ độc. Nhưng vất vả cho ông bà và cho cả ḿnh”.
Người kinh doanh th́ v́ lợi nhuận, nhà quản lư th́ vẫn chưa thể kiểm soát hết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàng ngày người dân vẫn phải bỏ tiền ra để mua thực phẩm độc hại cho gia đ́nh và chính bản thân ḿnh, nhưng vẫn đành phải chịu.
TM