Bàng quan và vô cảm trước cái chết của chính đồng bào ḿnh, người Trung Quốc đă biến họ trở thành một đất nước với những trái tim băng giá.
“Nó không phải cháu tôi. Sao tôi phải quan tâm?”
Những h́nh ảnh vô cảm như thế này ngày càng phổ biến ở Trung Quốc
Ngày 13/10/2011 tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đă xảy ra một vụ tai nạn gây chấn động cả nước Trung Quốc. Bé Duyệt Duyệt, 2 tuổi, v́ mải chơi gần cửa hàng của cha mẹ ḿnh đă vô t́nh chạy xuống phố và bị một chiếc xe thùng cán qua.
Người lái xe dừng lại một lúc, dường như cảm thấy ḿnh vừa đâm phải một đứa trẻ nhưng rồi sau đó lại nhích lên, tiếp tục chèn lên bé một lần nữa bằng bánh xe phía sau. Không chỉ 18 người qua đường sau đó đă chẳng có bất cứ hành động ǵ cứu giúp em mà một chiếc xe tải nữa đi qua tiếp tục cán vào Duyệt Duyệt.
Đoạn video do một camera giám sát ghi lại được đăng tải trên Youku (trang mạng chia sẻ video tương tự như YouTube của Trung Quốc) ngay lập tức đă thu hút hàng triệu lượt xem, và cũng từng ấy người bị sốc và phẫn nộ.
Dù cuối cùng Duyệt Duyệt cũng được một phụ nữ nhặt rác đến cứu giúp nhưng đă quá muộn. Bé bị chết năo trên đường đến bệnh viện và tử vong một tuần sau đó.
Câu chuyện sẽ khác đi nếu có bất cứ ai trong số 18 người kia quan tâm và đến giúp đỡ Duyệt Duyệt. Tuy nhiên, họ đă quá vô cảm, thậm chí không một ai thèm gọi cứu thương, cảnh sát. Người tài xế của chiếc xe thùng thứ hai, trước khi ra đầu thú đă giải thích với báo chí lư do tại sao anh ta bỏ chạy: “Nếu nó chết, tôi có thể chỉ phải bồi thường 20.000 nhân dân tệ (2.000 USD). Nhưng nếu nó bị thương có khi tôi phải mất hàng trăm ngh́n tệ”.
Camera ghi lại ảnh bé Duyệt Duyệt trước khi bi chiếc xe thùng màu trắng cán qua
Sau này, khi được phóng viên phỏng vấn, một người đàn ông trung niên lái chiếc xe tay ga qua đường lúc đó nói với nụ cười khó chịu trên mặt rằng: “Nó không phải cháu tôi. Sao tôi phải quan tâm?”.
Một xă hội vô cảm
Trước đó, cách thời điểm xảy ra vụ việc trên khoảng 1 tháng, tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, một cụ ông 88 tuổi bị ngă úp mặt xuống ḷng đường ngay trước cửa một chợ hoa quả chỉ cách nhà cụ 100m. Nhưng giữa cảnh phố chợ đông đúc người qua lại, cụ phải nằm đó tới 90 phút mà chẳng ai thèm đoái hoài.
Đến khi người con gái t́m thấy và gọi cấp cứu th́ cụ đă tử vong v́ đường hô hấp bị tắc do chảy máu cam. “Nếu ai đó giúp ông một tay, để máu chảy ra ngoài th́ có lẽ bố tôi đă không chết”, con gái cụ kể lại trong sự phẫn uất.
Một sự việc tương tự khác, ngày 9/11/2011 chiếc dầm từ một công trường xây dựng ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông bất ngờ lao xuống đất và rơi trúng vào một cậu bé 5 tuổi. Người mẹ của cậu bé đă van nài những người lái ô tô và xe máy qua đường giúp chở cậu tới bệnh viện nhưng tất cả đều từ chối, kể cả viên công an xă. Khi xe cứu thương được gọi đến th́ đă quá muộn. Cậu bé đă chết trên đường tới bệnh viện.
3 sự kiện diễn ra cách nhau không lâu kể trên, nhất là trường hợp của bé Duyệt Duyệt đă làm dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận Trung Quốc. Người ta bắt đầu bàn tán về đạo đức của người Trung Hoa ngày nay. Điều ǵ đang xảy ra với những con người vô cảm này? Tại sao trái tim họ lại băng giá như thế?
Cứu người là “trái với quy luật thông thường”!
Rất nhiều chỉ trích đă đổ lên đầu những người qua đường vô cảm. Một cư dân mạng ở Thượng Hải có nickname là 60sunsetred khi b́nh luận về vụ bé Duyệt Duyệt đă viết: “Người Trung Quốc đă đạt tới ngưỡng vô đạo đức nhất của ḿnh”.
Nhưng cũng thật ngạc nhiên là bên cạnh sự phẫn nộ, phần lớn những người bày tỏ ư kiến đều cho rằng họ hiểu được tại sao người qua đường không ra tay giúp đỡ. Một số người c̣n thừa nhận, nếu là họ, họ cũng hành động như thế v́ sợ rằng lại dính vào phiền toái như vụ “Thẩm phán Nam Kinh” xưa.
Năm 2006, tại Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, một thanh niên tên Peng Yu đă giúp một cụ bà bị ngă trên phố và đưa cụ tới bệnh viện rồi ở đó chờ đợi xem cụ có sao không. Tuy nhiên, sau đó, thật ngược đời, các thành viên gia đ́nh cụ đă cáo buộc Peng là người làm cho cụ bị ngă.
Chỉ v́ có ḷng tốt giúp đỡ một cụ bà bị ngă, Peng Yu đă bị cáo buộc là thủ phạm với lập luận "Nếu không có lỗi th́ sao lại giúp?"
Một thẩm phán đă phán quyết bênh vực cho gia đ́nh bà cụ dựa vào lập luận: “Peng phải có lỗi. Nếu không tại sao anh ta lại giúp đỡ bà cụ?”. Vị quan ṭa này c̣n cho rằng Peng đă hành động trái với “quy luật thông thường”. Sự giận dữ của công chúng đă buộc ṭa phải điều chỉnh lại bản án nhưng cuối cùng Peng vẫn phải trả 10% viện phí, nhẹ hơn phán quyết lúc trước buộc anh phải trả tất cả.
Kể từ đó, vụ việc của Peng đă trở thành câu chuyện cảnh giác trên toàn Trung Quốc: Muốn giúp người th́ cũng nên biết giới hạn ḷng từ bi, kẻo mang họa.
Sau vụ việc của bé Duyệt Duyệt, nhà báo tự do người Trung Quốc Lijia Zhang viết một bài trên tờ The Guardian, chỉ với tựa đề đă nói lên tất cả: “Một dân tộc Trung Hoa với 1,4 tỷ trái tim băng giá, làm sao chúng ta có thể tự hào về nó?”
TM