R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Từ Washington đến Biển Đông: Trung Quốc giữa ṿng vây muôn trùng?
Tuần trước, trong khi báo chí phương Tây mải mê với thông tin về sự ra đời của cậu bé hoàng gia Anh th́ ở Châu Á, người ta lại đổ dồn mọi sự chú ư vào những bước đi cấp tập của Mỹ nhằm thắt chặt thêm ṿng vây xung quanh đối thủ Trung Quốc. Có thể nói, tuần qua chứng kiến chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái B́nh Dương của Mỹ được thực hiện một cách dồn dập, tích cực với nhiều sự kiện lớn.
| Hải quân Mỹ tăng cường sự hiện diện trong khu vực Châu Á. |
Trong một loạt những sự kiện khác nhau diễn ra ở những nơi cách xa nhau hàng ngàn km, một chiến lược địa chính trị đa dạng, nhiều mặt đang được thực hiện trên nhiều mặt trận. Và trong một chừng mực nào đó, chiến lược này đang tạo ra phản ứng.
Lănh đạo các nước Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippines và Singapore đều đóng một vai tṛ lớn trong chiến lược nói trên. Và giới lănh đạo Trung Quốc cũng là một “người chơi chính” bởi các động thái của những nước kể trên đều xoay quanh cường quốc số 1 Châu Á này.
Ở Ấn Độ, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đă dành hẳn 4 ngày để gặp gỡ Thủ tướng Manmohan Singh và giới chức lănh đạo hàng đầu ở New Delhi để tăng cường hơn nữa mối quan hệ liên minh không mấy chặt chẽ giữa hai nước về an ninh và kinh tế.
Có thế bây giờ mọi người đă quên nhưng vào năm 2009, sự kiện Nhà Trắng trải thảm đó đón Nhà lănh đạo Ấn Độ đă gây ra một cơn sốt trên báo chí thế giới. Ông Obama khi đó đă tổ chức Quốc tiệc đầu tiên của ḿnh dành cho Nguyên thủ của Ấn Độ. Mục đích của Tổng thống Mỹ rơ ràng là muốn thúc đẩy mối quan hệ liên minh với một trong những nước đông dân nhất thế giới không chỉ để phục vụ cho chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á đang c̣n trong trứng nước mà c̣n v́ tương lai của Afghanistan sau khi Mỹ rút quân đi.
Ở chặng dừng chân tiếp theo tại Singapore, Phó Tổng thống Biden đă có cuộc gặp với Thủ tướng Lư Hiển Long và người cha huyền thoại của ông này – Lư Quang Diệu. Ông Lư Quang Diệu là người đă tạo ra mô h́nh các nền kinh tế Con Hổ của Châu Á (gồm Singapore, Hàn Quốc và hai khu vực Hồng Kông, Đài Loan). Ông Biden đă có bài phát biểu về chiến lược hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái B́nh Dương của Mỹ tại nhà máy sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney và thăm tàu chiến đấu ven biển USS Freedom của họ đang đóng tại Singapore như một phần khởi đầu của chiến lược chuyển hướng trọng tâm. Ngay trước chuyến thăm của ông Biden, Singapore và Mỹ vừa hoàn thành một cuộc tập trận hải quân chung, trong đó lực lượng Singapore đă lần đầu tiên bắn một tên lửa Harpoon từ một máy bay vào một mục tiêu là con tàu nhỏ trên Biển Đông.
Phó Tổng thống Biden c̣n có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 27/7. Ông Abe cũng có mặt ở Singapore trong chuyến công du 3 nước Đông Nam Á của ông này nhằm tập hợp lực lượng đối phó với một Trung Quốc ngày càng hung hăng, hiếu chiến trong các cuộc tranh chấp trên biển.
Trong khi đó, ở Tokyo, chính quyền của Thủ tướng Abe vừa thông báo kế hoạch sửa đổi chính sách quốc pḥng nhằm đáp trả những thách thức từ phía Trung Quốc và Triều Tiên.
Thủ tướng Abe sau đó đă đến thăm Philippines và có cuộc gặp với Tổng thống Benigno Aquino III nhằm đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ liên minh đang ngày một được thắt chặt giữa hai nước trong vấn đề an ninh và kinh tế. Ông Abe đă cam kết giúp đỡ Philippines trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc. Sự giúp đỡ cụ thể đầu tiên của Nhật Bản là cung cấp cho Manila 10 chiếc tàu tuần tra mà quốc gia Đông Nam Á này đang rất cần để đối phó với nước láng giềng Trung Quốc.
Trước chuyến thăm của ông Abe, Philippines đă quyết định đẩy nhanh kế hoạch cho phép lực lượng Mỹ quay trở lại Vịnh Subic. Đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất thế giới của Mỹ. Philippines cũng lên kế hoạch dồn lực lượng hải quân và không quân của họ đến Vịnh Subic để có thể phản ứng nhanh hơn trước những diễn biến ở Biển Đông.
Cũng trong tuần trước, người Philippines đă tổ chức một loạt cuộc biểu t́nh trên toàn cầu nhằm phản đối cái mà họ gọi là sự hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Trong chuyến công du đến Châu Á, Phó Tổng thống Biden c̣n đề cập đến thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP). Ông này tuyên bố, Mỹ đặt mục tiêu hoàn thành thỏa thuận TPP trong năm nay và nó sẽ giúp tạo ra một trong những khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới.
Được dẫn dắt bởi Mỹ, các cuộc đàm phán về thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương có sự tham dự của 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Đáng chú ư là sự vắng mặt của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán này.
Sau đó, vào hôm 27/7, Tổng thống Obama đă kỷ niệm 60 năm ngày kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Liên minh Mỹ-Hàn là một trụ cột chính trong chiến lược của Mỹ ở Châu Á-Thái B́nh Dương.
Phản ứng của Trung Quốc
Trung Quốc dường như không có nhiều phản ứng công khai trước những động thái dồn dập “bao vây” họ nói trên. Tuy nhiên, một máy bay quân sự Trung Quốc hồi cuối tuần vừa rồi đă có hành động bất thường khi lần đầu tiên bay sát quần đảo Okinawa của Nhật Bản, khiến Tokyo phải ra lệnh cho chiến đấu cơ của họ cất cánh khẩn cấp để đối phó.
Trong khi đó, giới trí thức Trung Quốc gần đây đang kích động Okinawa đ̣i độc lập, tách ra khỏi Nhật Bản, nói rằng Okinawa từng là một nước chư hầu của Trung Quốc trong quá khứ cách đây 500 năm. Okinawa đă trở thành một phần của đất nước Nhật Bản từ thế kỷ 19.
Trong một phản ứng khác, sau khi kết thúc cuộc tập trận chung dài ngày với Nga, đội tàu chiến của Trung Quốc đă cố ư đi qua một con đường đặc biệt ṿng quanh gần như toàn bộ Nhật Bản. Động thái bất thường này được xem là lời cảnh báo Nhật Bản “hăy coi chừng” của phía Trung Quốc.
Chưa hết, sau khi Phó Tổng thống Mỹ có cuộc gặp với Thủ tướng Abe ở Singapore, các tàu được vũ trang hạng nặng của lực lượng bảo vệ bờ biển mới được thành lập của Trung Quốc đă lần đầu tiên xâm nhập vào lănh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Tàu của Trung Quốc ở ở vùng lănh hải của Nhật Bản trong suốt 3 giờ đồng hồ và hai bên đă “tung” vào nhau những lời cảnh báo nóng bỏng.
Kiệt Linh - (theo HP)
|