Những thông tin PV Thanh Niên thu thập được trong ngày hôm qua cho thấy thảm họa ch́m ca nô đă được một số người biết rất sớm, nhưng không báo ngay cho cơ quan chức năng.
Vị trí ca nô bị ch́m - Đồ họa: Hồng sơn |
Cơ quan chức năng TP.HCM và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xác định địa điểm ca nô bị ch́m chỉ cách mũi Cần Giờ (H.Cần Giờ) khoảng 10 km, mũi Vũng Tàu (TP.Vũng Tàu) khoảng 20 km. Đại diện một công ty chuyên đóng mới ca nô ở TP.Vũng Tàu khẳng định, với quăng đường này, một chiếc ca nô cứu hộ (công suất khoảng 85 - 200 CV, loại ca nô khá phổ biến hiện nay), dù xuất phát ở mũi Cần Giờ hay mũi Vũng Tàu, th́ chỉ cần khoảng từ 10 - 20 phút; với tàu cá của ngư dân cũng chỉ mất 40 - 50 phút. Vậy v́ sao địa điểm gặp nạn chỉ cách bờ khoảng như vậy mà các nạn nhân phải vật lộn trên biển suốt nhiều giờ đồng hồ, để dẫn đến hậu quả quá thảm khốc?
Kêu cứu từ 18 giờ
|
| | Có thể ngay từ đầu anh Tuấn đă biết thông tin ca nô bị nạn khá rơ nhưng đă không báo cho cơ quan chức năng sớm.
Tôi có cảm giác như anh Tuấn đă giấu một số thông tin khi khai báo
| |
| Ông Phạm Hiển, Giám đốc Trung tâm phối hợp t́m kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3
|
| |
Trước thông tin cho rằng việc cứu nạn, cứu hộ diễn ra chậm dẫn đến nhiều nạn nhân mất tích, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Hiển, Giám đốc Trung tâm phối hợp t́m kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 (Trung tâm 3), khẳng định: “Chúng tôi đă triển khai cứu nạn, t́m kiếm nạn nhân rất nhanh”.
Ông Hiển cho biết, lúc 21 giờ ngày 2.8, Trung tâm 3 nhận được điện thoại từ một người tên Tuấn báo có vụ một ca nô chở khách bị nạn ở khu vực băi tắm Cần Giờ. Ngay sau khi nhận được thông tin này, Trung tâm 3 đă đề nghị HCM radio thông tin rộng răi trên các phương tiện để xác minh thông tin tàu chở khách bị nạn. “Chúng tôi đă yêu cầu anh Tuấn đến Trung tâm 3 tŕnh báo vụ việc, đồng thời gọi điện xác minh từ Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, TP.HCM, Bộ đội biên pḥng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM, Cần Giờ…, nhưng lănh đạo các đơn vị này đều cho biết chưa nhận được thông tin về ca nô chở khách nào bị nạn. Mặc dù như vậy, chúng tôi vẫn xác minh qua nhiều nguồn để xác định có tàu bị nạn hay không nhưng vẫn không phát hiện được ǵ thêm”, ông Hiển nói.
Đại tá Lê Ngọc Hùng, Tham mưu trưởng Bộ đội biên pḥng TP.HCM, cho biết lúc 21 giờ 38 phút, Bộ đội biên pḥng nhận được thông tin về vụ tai nạn nói trên.
Tuy nhiên, theo tài liệu PV thu thập được, sự cố đă xảy ra từ trước đó khá lâu. Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu tiếp nhận một bản tường tŕnh của ông Nguyễn Ngọc Tuấn, cán bộ Công ty du lịch Vũng Tàu Marina, trong đó ghi: “Khoảng 18 giờ ngày 2.8, có người báo với tôi là tàu mang kư hiệu H29-BP sắp hết nhiên liệu và yêu cầu tôi t́m một chiếc tàu nào đó để tiếp nhiên liệu. Tuy nhiên, do tại KCN Đông Xuyên (TP.Vũng Tàu) chỉ có những ca nô bé, không thể nào đi được và cũng không biết địa điểm ở đâu. Sau đó, khoảng 20 giờ th́ chúng tôi mới biết được tàu đang bị trôi ở khu vực Cần Giờ, và có nhờ tàu của biên pḥng xuất phát khoảng 20 phút ngay sau đó luôn. Đến 20 giờ 25 phút th́ tôi nhận được tin nhắn tàu bị ch́m. Lúc đó, tôi bắt đầu liên hệ với các cơ quan chức năng để t́m sự trợ giúp…”.
Trong khi đó, ông Tuấn cũng có đơn đề nghị Trung tâm 3 cứu nạn, nêu: “Khoảng 20 giờ 25 ngày 2.8, tôi nhận được tin báo là tàu chở 30 khách kư hiệu là H29-BP bị nạn tại khu vực Cần Giờ (tọa độ chưa xác định), tất cả hành khách đều có mặc áo phao cá nhân…”.
Thấy bị nạn nhưng không cứu ?
|
| T́m thêm được thi thể 5 nạn nhân
Sau những nỗ lực t́m kiếm trên diện rộng, đến tối qua các lực lượng cứu hộ đă t́m thấy thêm 5 thi thể là nạn nhân vụ ch́m ca nô H29-BP, trong đó có thi thể của tài công Phạm Duy Phúc (55 tuổi, ngụ Quảng B́nh). Như vậy, đến nay đă có 7 người chết, 2 người c̣n mất tích.
Xem chi tiết và cập nhật thông tin về vụ ch́m ca nô trên thanhnien.com.vn
|
| |
Với bản tường tŕnh và đơn đề nghị cứu nạn này, ông Hiển nhận xét: “Có thể ngay từ đầu anh Tuấn đă biết thông tin ca nô bị nạn khá rơ nhưng đă không báo cho cơ quan chức năng sớm. Tôi có cảm giác như anh Tuấn đă giấu một số thông tin khi khai báo”. “Măi đến 22 giờ 5 phút cùng ngày anh Tuấn mới cho chúng tôi tọa độ của tàu bị nạn. Anh Tuấn nói tọa độ này mới được một người ở công ty làm chung cho. Người này đi trên ca nô khác vào bờ trước đó. Đến 22 giờ 10 phút, chúng tôi đă điều tàu SAR 272 nhanh chóng ra hiện trường t́m kiếm người bị nạn”, ông Hiển cho biết thêm.
Trao đổi với chúng tôi về lư do v́ sao biết ca nô bị sự cố từ rất sớm nhưng lại đến cầu cứu đơn vị cứu hộ muộn, ông Tuấn chỉ nói chung chung: “Những thông tin nhận được về sự cố ca nô bị nạn đều bằng tin nhắn của những số lạ (?!), và tham gia vào vụ việc này chỉ v́ trách nhiệm và lương tâm”.
Chiều 4.8, nằm điều trị tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện An Sinh (TP.HCM), anh Trần Quốc Tuấn (một trong số 21 người được cứu), cho biết thời điểm ca nô bị lật ch́m vào khoảng 19 giờ ngày 2.8. Lúc này anh Nguyễn Văn Cương dùng điện thoại gọi cho một người tên Quư đi ở chuyến ca nô sau để báo tin. “Một lúc sau hai chiếc ca nô chạy gần tới chỗ xảy ra tai nạn, chạy chậm lại một chút và đi luôn. Một lúc sau, anh Cương nói với mọi người là những người trên hai ca nô nhắn tin là đă định vị được địa điểm, hăy yên tâm sẽ về báo để có người ra cứu”, anh Tuấn kể.
Trao đổi với PV Thanh Niên về thông tin trên, ông Phạm Hiển nói: “Hôm nay, cũng nghe nhiều người hỏi nhưng tôi chưa biết thực tế thế nào. Nếu biết ca nô H29-BP bị nạn nhưng vẫn không đến ứng cứu là vi phạm pháp luật”.
Rơ ràng, với những thông tin nói trên, có quá nhiều điều cơ quan chức năng cần làm rơ: V́ sao thông tin ca nô gặp nguy hiểm ông Tuấn đă biết từ rất sớm nhưng không báo ngay cho cơ quan chức năng? Khi xảy ra tai nạn, người đi trên 2 ca nô cùng hải tŕnh biết tọa độ tai nạn nhưng sao không báo ngay cho cơ quan cứu nạn mà đến 22 giờ 5 phút mới báo? Những số “máy lạ” nhắn tin cho ông Tuấn là của ai? V́ sao hai ca nô cùng hải tŕnh thấy tai nạn không tổ chức cứu người…
Huy động lực lượng tại chỗ chậm
Trao đổi với PV vào chiều qua về công tác cứu hộ trong vụ ch́m ca nô H29-BP, ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, đánh giá cao nỗ lực của các bên tham gia cứu nạn. Tuy vậy, ông Nhật cũng thẳng thắn: “Việc cứu hộ cũng có điểm chưa hoàn hảo. Nếu huy động các thuyền ghe của dân tham gia cứu nạn th́ hiệu quả cao hơn. Chúng ta phải rút kinh nghiệm là huy động tại chỗ chậm, v́ người dân tiến sát bờ, quen địa h́nh, chỗ ch́m ca nô cũng rất cạn, nên tàu cứu hộ khó vào trong khi ghe thuyền người dân dễ tiếp cận hơn”.
Ông Nguyễn Xuân Sang, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải TP.HCM, cho biết theo chỉ đạo của Cục Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải TP.HCM sẽ triển khai điều tra, xác định nguyên nhân vụ ch́m ca nô. Tuy nhiên, do tính chất cấp bách của công tác cứu hộ, cứu nạn nên hiện toàn lực lượng đang tập trung t́m kiếm nạn nhân mất tích. Ông Sang cũng nh́n nhận: “Bài học rút ra sau sự cố nghiêm trọng này là phải làm sao phát huy tối đa năng lực của lực lượng hiện có tại chỗ, bởi v́ khi tai nạn xảy ra th́ các lực lượng chức năng từ Sài G̣n, Vũng Tàu dù xuất phát ngay nhưng khi đến hiện trường cũng phải mất một thời gian nhất định”.
Một cán bộ từng công tác trong ngành hàng hải cho rằng có đến 9 người chết và mất tích là điều rất đáng tiếc v́ “chúng ta chưa huy động hết các lực lượng sẵn có tại Cần Giờ và Vũng Tàu để cùng tham gia t́m kiếm và cứu hộ”. “Với nhiều tàu đánh cá trên biển th́ gió mạnh cấp 6, cấp 7 không nhằm nḥ ǵ. Chúng ta đă không tổ chức huy động ngay lực lượng này cùng đi t́m kiếm, cứu hộ, trong khi tàu cá từ Cần Giờ ra đến vị trí tai nạn chỉ mất khoảng 30 phút hành tŕnh”, ông nói và cho biết vào điểm xảy ra tai nạn, ông có 2 chiếc tàu đánh cá ở khu vực Cần Giờ, nhưng tiếc là không có thông tin ǵ về vụ tai nạn để kịp tham gia ứng cứu.
THANH NIÊN