Mặc dù chính sách thu hút đầu tư đối với kiều bào ngày càng thông thoáng như miễn tiền thuê đất; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... nhưng một số địa phương vẫn chưa áp dụng đúng chính sách này, thủ tục vẫn rườm rà, gây không ít trở ngại cho Việt kiều khi đầu tư vào Việt Nam.
Chính sách thông thoáng hơn

DN Việt kiều mong muốn cải cách thủ tục hành chính ngắn gọn hơn nữa để tiến hành xúc tiến đầu tư nhanh chóng.
5 năm qua, lượng kiều hối tăng 10-15%/năm: Năm 2011, lượng kiều hối gần 10 tỷ USD, đến năm 2012 đă khoảng 10,5 tỷ USD, đưa Việt Nam đứng thứ 7 trong số 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất. Ngoài ra c̣n có vài tỷ USD kiều hối được chuyển về Việt Nam bằng con đường không chính thức. Như vậy, tính trung b́nh mỗi năm Việt Nam nhận khoảng gần 20 tỷ USD là số tiền từ kiều bào gửi về, tương đương khoảng 1/5 GDP của Việt Nam.
Phần lớn các doanh nghiệp Việt kiều từ các nước như Mỹ, Canada, Úc, Nga, Pháp, Hà Lan, Séc... Trong đó, kiều bào ở Mỹ đóng góp nhiều nhất, chủ yếu vào lĩnh vực thương mại, du lịch, xây dựng, bất động sản, phần mềm, sản xuất hàng xuất khẩu, nuôi trồng, chế biến hải sản.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư kư Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài Bùi Đ́nh Dĩnh khẳng định: Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút đầu tư vào lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là dịch vụ, du lịch. Môi trường đầu tư hiện nay thông thoáng, có nhiều chính sách ưu đăi như miễn tiền thuê đất, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 3 - 10 năm..., chi phí sinh hoạt rẻ, công nhân Việt Nam khéo tay, có năng suất lao động cao, với những người được đào tạo, không kém các nước khác.
Đến nay đă có 51 trong tổng số 63 tỉnh thành trong cả nước có dự án đầu tư của hơn 3.600 doanh nghiệp của kiều bào, tổng vốn tới 8,6 tỷ USD.
Như vậy, “doanh nghiệp Việt ở nước ngoài khi đầu tư vào trong nước sẽ bổ sung tốt về mặt kinh nghiệp quản lư, công nghệ, góp phần nâng cao lợi thế về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.”- ông Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ đánh giá.
…nhưng vẫn “nặng” cơ chế và thủ tục
Mặc dù tạo môi trường đầu tư thuận lợi, chính sách ở trên rộng răi thông thoáng, nhưng ông Dĩnh vẫn cho rằng, một số địa phương vẫn chưa áp dụng đúng theo chính sách Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Cơ chế và thủ tục vẫn rườm rà.
Với mục đích tiếp tục tăng cường vận động và kết nối doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài với doanh nhân trong nước, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục chủ tŕ Chương tŕnh Gặp gỡ doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài và doanh nhân trong nước lần thứ II.
Chương tŕnh diễn ra từ ngày 06-09/8/2013 tại Đà Lạt với nhiều hoạt động: Hội thảo “Liên kết sức mạnh doanh nhân Việt – cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh; trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa và du lịch của các doanh nghiệp Việt Nam, t́m đối tác xuất khẩu hàng Việt Nam… |
Nguyên nhân căn bản “ngăn cản” thành công của doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài khi đầu tư trong nước đó là cách đặt vấn đề, cách nh́n nhận, đánh giá, ủng hộ của chính quyền địa phương nơi có dự án đầu tư. Một số địa phương vẫn coi đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài như các dự án đầu tư của người nước ngoài.
“Đôi khi, sự hỗ trợ, nh́n nhận đánh giá Việt kiều khi đầu tư vào Việt Nam chưa đúng, c̣n có hiện tượng lệch lạc, gây bất b́nh, phiền năo, chán nản cho kiều bào khi đầu tư về nước.”- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn cho biết.
Rất muốn đầu tư lâu dài tại quê hương, song nhiều doanh nghiệp kiều bào vẫn e ngại hệ thống chính sách, cơ chế chưa có nhiều ưu đăi hấp dẫn, thủ tục hành chính c̣n rối rắm, cản trở quá tŕnh hoạt động của họ.
Chính dự án Khu nghỉ dưỡng Dalat Edensee Lake Resort & Spa tại TP Đà Lạt- tỉnh Lâm Đồng là một dự án 100% vốn đầu tư của kiều bào đang kinh doanh rất thành công, cũng từng gặp rất nhiều khó khăn từ khi làm thủ tục cho đến khi khai trương.
V́ vậy, theo ông Sơn, để hút đầu tư của kiều bào, trong thời gian tới sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng ưu đăi cho dự án đầu tư của kiều bào như miễn thuế đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 5 năm, thậm chí 10 năm đầu. Đặc biệt là việc thay đổi tư duy của chính quyền các địa phương khi vẫn xem các dự án kinh doanh, đầu tư của kiều bào về nước như dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện nay, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đă được Thủ tướng cho phép thành lập một cơ quan thanh tra riêng để giám sát việc thực thi những chính sách của các địa phương đối với các dự án đầu tư, kinh doanh của kiều bào. Từ đó, sẽ tạo thuận lợi và bảo vệ quyền lợi cho kiều bào khi đầu tư về nước.
Nguồn: Thu Phương/Congthuong