TT - Cuối cùng th́ Washington có nhiều lư do để hủy cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai tổng thống Barack Obama và Vladimir Putin hơn là tiếp tục nó.
Hai nhà lănh đạo rất lạnh nhạt trong cuộc họp báo tại Bắc Ireland - Ảnh: Reuters
Sẽ dễ dàng để lấy chuyện Matxcơva chấp nhận Snowden tị nạn làm lư do của đổ vỡ. Thực tế đó chỉ là giọt nước tràn ly. Mầm mống căng thẳng hai bên đă có từ lâu, đặc biệt trong 15 tháng qua kể từ khi ông Vladimir Putin trở lại điện Kremlin.
Tại cuộc họp G8 ở Bắc Ireland hồi tháng 6, khuôn mặt hai ông Obama - Putin không thể lạnh nhạt hơn trong 12 phút họp báo với phóng viên. Ngồi cạnh nhau, cả hai đều lạnh lùng nh́n thẳng và không một lần mỉm cười. Ông Putin thậm chí c̣n vài lần ngó xuống mặt sàn, tỏ ư đầy ngao ngán. Một năm trước đó, khi hai ông gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Los Cabos, Mexico, ánh mắt cả hai đều tránh nh́n nhau và tỏ vẻ khó chịu khi được xếp ngồi cạnh.
Năm năm trước khi mới nhậm chức nhiệm kỳ đầu, tổng thống Mỹ đă nỗ lực để “tái khởi động” mối quan hệ. Ông cử ngoại trưởng Hillary Clinton tới gặp người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov. Món quà khi đó của bà Hillary cho ông Lavrov là cái nút đỏ với ḍng chữ “tái khởi động” với hàm ư làm mới mối quan hệ, vốn băng giá kể từ sau cuộc chiến Gruzia năm 2008.
Nỗ lực đó có những hiệu quả nhất định, nhất là dưới thời tổng thống Dmitry Medvedev (2008-2012), người được coi là mềm mỏng, linh động hơn trong chính sách đối ngoại. Khi NATO quyết định không kích Libya, ông Medvedev đă bỏ phiếu trắng - đồng nghĩa là không phản đối - tạo điều kiện cho Mỹ lật đổ Muammar Gaddafi. Trong thời gian này, hai nước cũng tái kư hiệp định về cắt giảm vũ khí chiến lược, cùng lúc Washington có những thay đổi hệ thống pḥng thủ tên lửa như một sự nhượng bộ với Matxcơva.
Khi cuộc nội chiến Syria bắt đầu nổ ra tháng 3-2011 cũng là lúc quan hệ hai bên quay lại quỹ đạo xấu đi. Nga cương quyết không để mất đồng minh chiến lược quan trọng bậc nhất ở Trung Đông, c̣n Mỹ khăng khăng là chính quyền Assad phải sụp đổ. Andrew Kuchins, chuyên gia về Nga tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), cho rằng “tái khởi động” đă bị khựng lại từ thời điểm đó. “Chúng ta đạt đỉnh vào cuối năm 2010 và rồi mọi thứ bắt đầu đi xuống năm 2011” - AP trích lời Kuchins. Theo ông, việc ông Putin trở lại khiến “tái khởi động” không c̣n cơ hội.
Trở lại điện Kremlin, ông Putin áp dụng một loạt chính sách cứng rắn và sẵn sàng đối đầu với Washington. Ông liên tục bác bỏ các nghị quyết về cấm vận đối với Syria. Cùng lúc, Nga tiếp tục cung cấp vũ khí cho phe thân Assad. Với các vấn đề khác, Tổng thống Putin cũng “chát chúa” hơn: tăng cường chỉ trích hệ thống tên lửa, chấm dứt chương tŕnh về xă hội dân sự của USAID và ngưng chương tŕnh nhận con nuôi của Mỹ. Khi giá dầu c̣n ở mức trên 100 USD/thùng và giá khí đốt c̣n cao th́ ông Putin c̣n đủ tự tin để đối đầu với Mỹ.
Lời kêu gọi mới nhất của ông Obama về việc cắt giảm thêm kho vũ khí hạt nhân đă hoàn toàn không được người đồng nhiệm Putin đáp trả. Lá thư riêng ông Obama nhờ Phó tổng thống Joe Biden gửi trao tận tay cho ông Putin hồi tháng 4 cũng không có một lời hồi đáp. Khi trả lời đài NBC sau khi Nga cho Snowden tị nạn, ông Obama chỉ trích Nga “thỉnh thoảng lại rơi vào tư duy chiến tranh lạnh”.
Trở lại năm 2009 khi bà Hillary trao nút “tái khởi động” cho ông Lavrov, ngoại trưởng Nga chỉ cho bà thấy là Washington đă viết nhầm chữ. Chữ “peregruzka” mà Bộ Ngoại giao Mỹ chọn có nghĩa là “quá tải”, không phải là “tái khởi động”. Giờ có lẽ là lúc hai bên trao nút lại lần nữa, và tốt nhất là không nên viết nhầm chữ!!!
THANH TUẤN
Tuoitre