Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn với những tên làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà c̣n chứa đựng nhiều phong tục tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống làng quê Việt Nam.
Gắn với nền văn minh lúa nước, các làng nghề truyền thống ở Việt nam tập trung chủ yếu ở châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái B́nh, Nam Định…rồi phát triển theo chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa, bởi vậy ngoài công việc đồng áng, những lúc nông nhàn, nhà nông thường tranh thủ làm ra các đồ dùng bằng mây, tre hay làm dụng cụ bằng sắt, bằng đồng phục vụ sinh hoạt sản xuất. Trải qua thời gian, các ngành nghề thủ công phát triển theo quy mô gia đ́nh rồi dần h́nh thành nên những phường nghề, làng nghề thủ công chuyên sâu một nghề. Có làng chuyên làm nghề gốm, làm nghề dệt chiếu, dệt lụa, làng chạm gỗ, làng chạm khắc, đúc đồ đồng…
Phố Ḷ Rèn, Hà Nội
Thủ đô Hà Nội với lịch sử ngh́n năm Thăng Long - Đông Đô là nơi tập trung nhiều làng nghề, trong đó nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời nhất cả nước. Đặc biệt, Hà Nội có khu phố cổ 36 phố phường, mà tên mỗi phố thường bắt đầu từ chữ “Hàng” chỉ một ngành nghề thủ công nhất định. Đây chính là những phường nghề có nguồn gốc từ các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương đổ lên kinh thành Thăng Long lập nghiệp. Ngày nay, nhiều phố vẫn giữ được tên phố cùng nghề thủ công truyền thống như: Hàng Bạc vẫn sản xuất, chế tác vàng bạc, phố Hàng Thiếc làm đồ g̣, hàn thiếc, phố Hàng Đồng có nghề trạm khắc đồng…Nhưng cũng có nơi giữ tên cũ như phồ Hàng Buồm, Hàng Cân, Hàng Quạt hay Hàng Lọng…nhưng nghề xưa đă mai một. Tuy nhiên ở những nơi này vẫn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử liên quan đến các phường nghề xưa. Giáo sư, tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, cho biết: “Có những phố như phố Hàng Quạt không c̣n làm quạt nữa, nhưng để lại kư ức cho mọi người biết ở đây đă từng tồn tại một nghề truyền thống, tạo ra một nếp sống và c̣n giữ lại nếp sống truyền thống với những sắc thái về phương diện kiến trúc, lối sống làng nghề xưa”.
Nghề làm gốm
Do đặc tính sản xuất nông nghiệp và quan hệ làng xă Việt Nam với tổ chức xă hội gần như khép kín, người dân nông thôn Việt Nam thường đề cao tính tự cung tự cấp, tinh thần đoàn kết cộng đồng, nên nhiều làng xă h́nh thành các ngành nghề thủ công độc đáo với bí quyết riêng. Bí quyết làng nghề ấy lại được lưu truyền từ đời này sang đời khác, bởi vậy mà qua hàng trăm năm, nhiều nghề thủ công truyền thống không những được duy tŕ mà c̣n phát triển. Ngày nay tại Việt Nam vẫn có các làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá… Trong đó có nhiều làng nghề cổ truyền tiêu biểu như: Làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, làng dát quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ (Hà Nội), Làng tranh Đông Hồ, làng gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Làng sơn mài Cát Đằng (Ư Yên, Nam Định), Làng đá mỹ nghệ Non Nước ( Đà Nẵng)… Ông Nguyễn Hữu Nam, chủ một cơ sở làm nghề ở làng Kiêu Kỵ, cho biết: “Nghề này là nghề truyền thống của gia đ́nh từ thời cụ tổ, cụ cố của chúng tôi, cho đến bây giờ tôi nắm bắt được công nghệ gia công các sản phẩm quỳ vàng qùy bạc của địa phương và hiện tại tôi đă truyền nghề cho các cháu, các em trong gia đ́nh”.
Sản phẩm của làng nghề không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại, mà c̣n có giá trị về văn hoá, lịch sử. Trong đó nhiều địa danh làng nghề, phố nghề đă trở thành điểm hấp dẫn trong các tour du lịch văn hoá và du lịch làng nghề.
Nhiều địa danh làng nghề, phố nghề đă trở thành điểm hấp dẫn trong các tour du lịch văn hoá và du lịch làng nghề
Hiện ở Việt Nam có khoảng 4.500 làng nghề, trong đó có gần 400 làng nghề truyền thống. Các làng nghề đang thu hút khoảng 12 triệu lao động, ngoài ra c̣n tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn lúc nông nhàn. Sản phẩm do thợ thủ công các làng nghề góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu lên tới hơn 1 tỷ USD/năm. Các sản phẩm thủ công truyền thống không chỉ gắn bó với đời sống, mà c̣n đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người. Nhiều làng nghề không chỉ tạo ra những hàng hoá cụ thể mà c̣n tạo ra những sản phẩm mang tính văn hoá dân gian độc đáo như làng nghề ṭ he (tṛ chơi nặn bằng đất cho trẻ em) ở Hà Nội, hay là nghề tạc tượng, làm các con rối cạn, rối nước ở Nam Định, Thái B́nh…Những ngành nghề ở các làng nghề thủ công truyền thống chính là nơi lưu giữ, bảo tồn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và là điểm đến du lịch cho khách trong nước và quốc tế./.
Nguồn: Tô Tuấn/ VOV