Chuyên gia quân sự Trung Quốc Doăn Trác bàn về việc Ấn Độ nghiên cứu, chế tạo và phát triển tàu sân bay.
Phát triển là do nhu cầu, không có tàu sân bay là kém 1 bậc
Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Doăn Trác, công việc đối với tàu sân bay của Ấn Độ c̣n rất nhiều, quốc gia thông thường hoàn thành quá tŕnh từ hạ thủy đến h́nh thành sức chiến đấu cần phải 3-4 năm, nhưng do rất nhiều trang bị của Ấn Độ đều mua của nước khác, bộ phận nào bị tŕ hoăn đều có thể kéo dài thời gian toàn bộ. V́ vậy, tàu sân bay từ khi hạ thủy đến khi có sức chiến đấu có thể cần đến 6-7 năm.
Phần đảo tàu sân bay của Ấn Độ đang được chế tạo, chưa được lắp ráp
Về tàu sân bay của Ấn Độ, Doăn Trác c̣n cho rằng, tàu sân bay là một phương tiện tác chiến, có tính tích hợp rất mạnh, nhân tố không xác định cũng rất nhiều.
Máy bay cảnh báo sớm trên bờ của Ấn Độ do Israel cung cấp, trong t́nh h́nh chưa có máy bay cảnh báo sớm trên biển, tàu sân bay cần có sự yểm trợ từ máy bay trên bờ, hỗ trợ ḍ t́m mục tiêu, chỉ thị mục tiêu, chỉ huy trên không.
Một khi tàu sân bay không có sự yểm hộ của lực lượng hàng không trên bờ, th́ khi ra biển sẽ dễ dàng "bị đánh". Năng lực tác chiến tương đối có hạn.
Ngoài ra, theo Doăn Trác, "máy bay chiến đấu của tàu sân bay Vikrant đều là máy bay chiến đấu hạng nhẹ. MiG-29K đi vào hoạt động thập niên 1970, tuy được Nga tiến hành hiện đại hóa, nhưng lượng tải đạn, hành tŕnh đều "kém" so với J-15 của Trung Quốc!".
Doăn Trác cho rằng, tàu sân bay phát triển là quy luật tất yếu của phát triển hải quân. Hiện nay có nhiều người nghi ngờ về sự phát triển của tàu sân bay, có người nói tàu sân bay là sản phẩm cơ giới hóa, trong khi đó hiện nay là thời đại thông tin hóa, v́ vậy chỉ trích việc chế tạo tàu sân bay.
Nhưng, trên thực tế, các nước lớn đều đang đua nhau phát triển tàu sân bay. Điều này cho thấy, quan trọng xây dựng cường quốc biển, sở hữu tàu sân bay chính là một tiêu chí quan trọng, cũng là đồng thuận trên phạm vi thế giới.
Theo Doăn Trác, là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nếu không có tàu sân bay th́ sẽ thấp hơn nước khác một bậc. Nhật Bản, Ấn Độ đều muốn làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, phát triển tàu sân bay là hoàn toàn thống nhất với tham vọng chính trị này của họ.
Mặc dù hiện nay, một số nước lớn trong khu vực đă, đang và sẽ đưa tàu sân bay vào hoạt động dẫn đến nhiều nhận định cho rằng, ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương đang diễn ra cuộc chạy đua tàu sân bay, tuy nhiên Doăn Trác lại không tán thành lắm đối với quan điểm này.
Ông này cho rằng, các nước phát triển tàu sân bay đều dựa vào nhu cầu lợi ích của bản thân, tuyệt đối không phải là tṛ đùa, càng không phải là chạy đua.
Chẳng hạn Nga có đường bờ biển rất dài cần pḥng thủ, biển Okhotsk trước đây dựa vào tàu sân bay yểm trợ cho tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, hiện nay khu vực này vẫn là khu vực phóng tên lửa đạn đạo, nhưng lại không bố trí tàu sân bay. Nếu tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân tấn công Mỹ xâm nhập vùng biển này, Nga phải dựa vào tàu sân bay để yểm trợ cho lực lượng săn ngầm.
Doăn Trác nói thêm: Nhật Bản muốn trở thành siêu cường, có nhu cầu sở hữu tàu sân bay để yểm trợ cho lực lượng đánh bộ vươn ra biển, xây dựng năng lực điều động trên bộ, trên biển, trên không.
Trong khi đó, sở hữu 3 cụm chiến đấu tàu sân bay là mục tiêu lâu dài của Ấn Độ, song cho dù 3 tàu sân bay đều được đưa vào hoạt động th́ Ấn Độ cũng sẽ không có năng lực "đe dọa" châu Á-Thái B́nh Dương. C̣n Trung Quốc phát triển tàu sân bay cũng là do "lợi ích biển" của Trung Quốc đang "mở rộng", là dựa trên "nhu cầu chính đáng".
"Đông tiến"
Nh́n lại lịch sử, vào năm 1957, Ấn Độ bắt đầu sở hữu tàu sân bay và có kinh nghiệm tác chiến tàu sân bay phong phú. Thập niên 80-90 của thế kỷ trước là thời kỳ cực thịnh của lực lượng tàu sân bay Ấn Độ, họ sở hữu 2 tàu sân bay Vikrant và Virrat.
Hiện nay, tàu sân bay hiện có Viraat của Ấn Độ sẽ có thể tiếp tục duy tŕ hoạt động 2 năm nữa. Đến tháng 12 năm 2013, Ấn Độ có kế hoạch được bàn giao tàu sân bay Vikramaditya từ Nga, theo đó Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia châu Á duy nhất đồng thời sở hữu 2 tàu sân bay. Trong tương lai, tổng số tàu sân bay của Ấn Độ hứa hẹn lên đến 3-4 chiếc, đáp ứng mục tiêu Hải quân Ấn Độ "sở hữu ít nhất 3 tàu sân bay, biên chế vùng biển phía đông và phía tây - mỗi vùng 1 tàu sân bay trực chiến".
Trương Quân Xă, chuyên viên của Viện nghiên cứu học thuật quân sự Hải quân Trung Quốc cho rằng, những năm gần đây, các bước chế tạo tàu sân bay của Ấn Độ được đẩy nhanh, sau khi trang bị tàu sân bay nội địa, thực lực của Hải quân Ấn Độ ở khu vực Nam Á, thậm chí khu vực châu Á đều không thể xem thường.
Hiện nay, trong các nước châu Á, Thái Lan và Ấn Độ sở hữu tàu sân bay hạng nhẹ, Trung Quốc sở hữu tàu sân bay hạng trung, Nhật Bản và Hàn Quốc đều sở hữu "bán tàu sân bay". Tàu sân bay nội địa Ấn Độ thuộc tàu sân bay hạng trung, máy bay chiến đấu mang theo tương đối tiên tiến, thực lực tác chiến trên biển số một khu vực Nam Á, nếu tàu sân bay nội địa Ấn Độ cuối cùng được đưa vào hoạt động th́ sẽ tiếp tục phá vỡ cân bằng quân sự ở khu vực Nam Á.
Theo Trương Quân Xă, sau khi tàu sân bay nội địa đi vào hoạt động, năng lực tác chiến tổng thể, năng lực điều động binh lực biển xa, năng lực tác chiến tấn công-pḥng thủ biển xa của Hải quân Ấn Độ đều sẽ được tăng cường rất lớn. Trang bị tàu sân bay nội địa càng có lợi cho tăng cường kiểm soát Ấn Độ Dương. Hải quân Ấn Độ rất có thể sẽ đẩy nhanh các bước phát triển “hướng tới Viễn Đông”.
Nhưng, Trương Quân Xă cũng cho rằng, trong phát triển tàu sân bay, Ấn Độ không chỉ đối mặt với vấn đề kinh phí, mà c̣n có vấn đề công nghệ. Ấn Độ vốn dự định trang bị động cơ hạt nhân cho tàu sân bay nội địa thứ hai, nhưng hiện nay vẫn gặp phải khó khăn.
Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, Ấn Độ tuy có ư đồ "làm kinh hoàng" châu Á-Thái B́nh Dương, nhưng không đạt được. Ấn Độ là quốc gia Nam Á, cân bằng quân sự Nam Á tức là cân bằng giữa Ấn Độ-Pakistan sớm đă phát triển thành cân bằng vũ khí hạt nhân.
Vào thập niên 1950-1960, sức mạnh quân sự của Ấn Độ và Pakistan tương đương nhau. Nhưng sau này, sức mạnh quân sự thông thường của Ấn Độ liên tục tăng lên, nhưng vẫn khó thoát khỏi sự kiềm chế của vũ khí hạt nhân Pakistan.
Ấn Độ sở hữu tàu sân bay, máy bay chiến đấu tiên tiến, sở hữu vũ khí hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân, nhưng cũng đều bị vũ khí hạt nhân của Pakistan chế ước. Ở khu vực Nam Á, Ấn Độ chi rất nhiều tiền của và công sức để phát triển trang bị, nhưng vẫn không có ưu thế tuyệt đối làm cho Pakistan thần phục. C̣n trên phạm vi châu Á-Thái B́nh Dương rộng lớn hơn, khi đối đầu với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc th́ sức chiến đấu và độ tin cậy của 2 tàu sân bay Ấn Độ c̣n phải đánh giá.
Tư liệu: Tàu sân bay Vikrant Ấn Độ
Chương tŕnh tàu sân bay nội địa của Ấn Độ được khởi động từ năm 1989. Ngày 3 tháng 12 năm 2002, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ khi đó là Madhvendra Singh chứng thực, Chính phủ Ấn Độ đă phê chuẩn kế hoạch tự chế tạo một chiếc tàu sân bay.
Ngày 9 tháng 3 năm 2004, tờ "Press Trust of India" đưa tin, thiết kế trên giấy của tàu sân bay nội địa Ấn Độ sắp hoàn thành. Ngày 28 tháng 2 năm 2009, tàu sân bay nội địa đầu tiên do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo tổ chức lễ lắp đặt lườn tàu (sống tàu) ở Cochin. Tàu sân bay này từng được mệnh danh là "vệ sĩ trời xanh", sau này, để kỷ niệm tàu sân bay đầu tiên mua của Anh, đổi tên là Vikrant.
Tàu Vikrant áp dụng một phần thiết kế tàng h́nh, đường băng kiểu nhảy cầu. Tàu dài 260 m, rộng 60 m, lượng giăn nước đầy 40.000 tấn, tốc độ cao nhất 28 hải lư/giờ, có thể chạy liên tục 8.000 hải lư. Tàu sân bay có thể mang nhiều nhất 30 máy bay hải quân.
Lần đầu tiên hạ thủy của tàu sân bay này là chạy trên bến sông, để tiến hành lắp ráp bên trong. Sau đó, tàu sân bay tiếp tục dừng lại trong bến sông, lắp ráp hệ thống đẩy. Tiếp theo, sẽ tiến hành các công việc liên quan đến đường băng và hệ thống vũ khí, sau đó tiến hành chạy thử trên biển.
Có nguồn tin khác cho biết, Quân đội và truyền thông Ấn Độ chờ mong tàu sân bay nội địa hạ thủy đă rất lâu. Ngay từ năm 1989, Hải quân Ấn Độ đă có kế hoạch tự chế tạo tàu sân bay thế hệ mới thay thế tàu sân bay Vikrant cũ ngày càng lăo hóa. Cùng năm, Ấn Độ và công ty đóng tàu Pháp kư hợp đồng, hợp tác thiết kế một loại tàu sân bay hạng nhẹ có lượng giăn nước từ 25.000-28.000 tấn, do nhà máy đóng tàu Cochin ở tỉnh Kerala, Ấn Độ chế tạo.
Tàu sân bay hạng nhẹ này ban đầu dự kiến khởi công vào năm 1993, nhưng do vấn đề ngân sách, Ấn Độ buộc phải từ bỏ kế hoạch này vào năm 1991, tập trung nhân lực và tài chính chế tạo tàu tuần pḥng lớp Godavari.
Tháng 6 năm 1999, Chính phủ Ấn Độ tái phê chuẩn kế hoạch chế tạo tàu sân bay mới, lượng giăn nước lên đến khoảng 32.000 tấn, vẫn do nhà máy đóng tàu Cochin chế tạo, chiếc đầu tiên kế thừa tên tàu Vikrant. Tháng 8 năm 2006, Hải quân Ấn Độ chính thức tuyên bố đổi tên tàu sân bay mới thành tàu sân bay nội địa Ấn Độ (IAC).
Được biết, tàu sân bay mới hạ thủy sẽ tiếp tục sử dụng tên Vikrant. Quan chức Bộ Quốc pḥng Ấn Độ từng cho biết, tàu sân bay này bắt đầu chạy thử vào năm 2016, nhưng nguồn tin Hải quân Ấn Độ cho biết, thời gian chạy thử sẽ tŕ hoăn đến năm 2018-2019.
Ngoài ra, tàu sân bay nội địa thứ hai của Ấn Độ đă bắt đầu đặt lườn tàu vào ngày 16 tháng 7 năm 2012. Theo truyền thông Ấn Độ, bắt đầu từ chiếc thứ hai, lượng giăn nước đầy của tàu sân bay nội địa sẽ tăng lên 64.000 tấn.
Ngày 23 tháng 5 năm 2013, hăng General Atomics Mỹ đă giới thiệu cho Ấn Độ hệ thống phóng điện từ phát triển cho tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford Mỹ, Quân đội Ấn Độ cân nhắc sử dụng máy phóng điện từ cho tàu sân bay nội địa tiếp theo.
Việt Dũng (GDVN)