WESTMINSTER (NV) - Trong đời mỗi người sống tại Hoa Kỳ, ít nhiều cũng đôi lần “đụng độ” với cảnh sát, bằng cách này hay bằng cách khác. Có khi v́ ḿnh vi phạm luật, ḿnh không mời họ cũng “lù lù” xuất hiện để tặng cho cái “ticket”. Có khi, ḿnh tự gọi họ đến để nhờ giúp đỡ hay cầu cứu một chuyện ǵ đó.
Và dĩ nhiên, tùy từng trường hợp mà mỗi người có một kinh nghiệm riêng với police.
Đừng bao giờ giỡn mặt với cảnh sát, dù biết rằng có lúc họ tử tế hơn ḿnh tưởng rất nhiều. (H́nh minh họa: Getty Images) |
Vân Nguyễn, một kỹ sư điện toán đang làm việc trong doanh trại quân đội đóng ở Arizona, khi kể về những ngày đầu hội nhập xứ người, cô nhắc đến “kỷ niệm khó quên” với “police”.
“Tôi nhớ lần đầu tiên tôi bị cảnh sát rượt theo là lúc tôi đi giao sushi cho mấy chợ. Lúc đó tôi run như cầy sấy.” Vân nhớ lại.
Trong lúc mở “cốp xe” để t́m ví lấy bằng lái xe tŕnh ra, th́ cũng là lúc người cảnh sát này thấy trong xe cô “nào là thùng đựng sushi, nào là sách sở, nào là sữa, là tả cho con nít, rồi c̣n có cái 'car seat' nữa.”
Vân nói một cách hài hước, “Không biết là tại v́ nh́n thấy cảnh tượng quá sức khủng khiếp như vậy hay là ông cảnh sát sợ đứng đó chút nữa tôi bắt ổng mua hết mớ sushi, mà ổng chỉ dặn tôi phải chạy chậm lại rồi cho tôi đi, không ghi ticket ǵ hết!”
Lần thứ hai Vân Nguyễn chủ động “ngoắc” cảnh sát đến là lúc cô “đi làm ở trên núi.”
“Hôm đó tuyết xuống, cũng là lần đầu tiên tôi chạy xe trên tuyết, lúc gần đến chỗ làm, đường trơn quá tôi chạy hết được. Tôi đậu cái kịt ngay giữa đường, bước xuống xe. Thấy có chiếc xe police chạy tới, tôi ngoắc vô, ông police xuống xe, tôi nói, 'Đường trơn quá tôi chạy không được, ông đậu vô parking lot dùm tôi.' Vậy là ổng lấy ch́a khóa chạy xe tôi vô băi đậu xe.” Vân kể một cách vui vẻ.
Với Phụng Trần, đang làm y tá cho một trung tâm chăm sóc người cao tuổi ở Anaheim, th́ kỷ niệm đầu tiên với cảnh sát Mỹ là “được leo lên xe police chở về nhà.”
Phụng kể, “Khi đó mới sang Mỹ vài tháng à, đi học th́ đi bộ. Không biết sao hôm đó lại đi lạc, không nhớ chính xác chỗ quẹo vô khu nhà ḿnh là ở đâu hết. Thế là vừa đi vừa khóc. Thấy có một chiếc xe cảnh sát chạy qua th́ giơ tay vẫy vẫy.”
Kết quả là cô bé Phụng khi đó được leo lên xe để cảnh sát chở về nhà.
“Ba má tôi hết hồn khi thấy có xe police dừng trước nhà và tôi từ trên xe bước xuống.” Phụng cười nhớ lại chuyện xưa.
Anh Peter Nguyễn, kỹ sư xây dựng làm việc tại Los Angeles, cũng có “cảm t́nh” với cách hành xử của viên cảnh sát Mỹ đầu tiên mà anh “đụng độ” khi c̣n là sinh viên.
Theo lời Peter, lúc đó anh vừa từ San Jose dọn sang Chicago. Chiều hôm đó Peter xách xe chạy lang thang trên đường, để biết thêm về phố xá và cũng là t́m đường đến trường college mà ḿnh sẽ ghi danh học.
Vừa lạ đường lại khi chiều xuống nắng dội ngay mắt, Peter không kịp nhận ra ḿnh đă đi vào đường cấm, cho đến lúc thấy đèn xe cảnh sát chớp liên tục phía sau lưng.
“Thôi, kể như xong!” Peter thầm nghĩ trong bụng.
Tuy nhiên, trong lúc tŕnh bằng lái xe, người cảnh sát có hỏi, “Lần đầu mới đến đây à?” Peter thành thật trả lời cho chàng cảnh sát biết lư do ḿnh lỡ đi vào đường cấm là v́ “không biết” và “đang t́m đường đến trường college.”
Người cảnh sát sau đó trả lại giấy tờ xe, chỉ đường cho Peter đến trường và dặn, “Nhớ nh́n đường cẩn thận.” Dĩ nhiên, không có tấm giấy phạt nào hết.
Sống lâu trên đất nước này, ai cũng hiểu “ở Mỹ là phải nói chuyện luật, cái ǵ người ta cũng giở luật ra.” Thế nhưng, người “thi hành công vụ” đôi khi cũng tùy theo từng trường hợp mà có cách ứng xử, đối phó đầy t́nh người như thế.
***
NHƯNG
Một chữ “nhưng” mạnh mẽ được mang ra để nói rằng: chớ có lợi dụng vào sự biết điều đó của cảnh sát để mà che lấp đi việc làm không đúng của ḿnh.
Câu chuyện về một viên cảnh sát ở New Hampshire rất bực ḿnh khi biết một phụ nữ bị chặn lại do chạy xe quá tốc độ đă nói dối là ba cô ta sắp chết trong bệnh viện. Từ lời nói dối này, viên cảnh sát phát hiện thêm việc cô gái kia vẫn lái xe trong khi bằng lái bị treo. Cô gái bị bắt v́ tội này.
Chuyện này được thuật lại trên trang mạng Good Morning America và chỉ trong ṿng ít ngày, có hơn 5,000 lời b́nh luận, phản hồi từ độc giả, chủ yếu chê trách cô gái và ủng hộ thái độ của người cảnh sát.
Cảnh sát Christopher J. Cummings cho biết ông vẫn thường nhận ra người “cố t́nh bẻ cong sự thật để thoát khỏi tội chạy quá tốc độ.” Nhưng cách mà Carley Williams, 28 tuổi, người phụ nữ bị cảnh sát chặn lại, biểu lộ khiến cho ông tin rằng câu chuyện của cô là thật.
Theo lời cảnh sát Cummings th́ người phụ nữ này chạy đến 82 mph trên đoạn đường cho phép tối đa là 65 mph. “Tôi lấy bằng lái xe và hỏi cô ta một câu mà tôi luôn hỏi với tất cả người khác khi họ chạy quá tốc độ là liệu họ có việc ǵ khẩn cấp không.”
“Cô ta nói là ba cô bị ung thư giai đoạn 4, đang thở 6 nhịp trong 1 phút, và đó là lư do cô ta cố gắng chạy nhanh đến bệnh viện trước khi ba cô ta nhắm mắt.” Viên cảnh sát kể.
Không thể nghi ngờ một câu chuyện éo le như vậy nên sau khi ghi lại thông tin về Williams, Cummings trả lại bằng lái xe và cho cô ra đi. Cummings cũng không quên hỏi tên người cha và tên bệnh viện.
Sau khi dặn ḍ người phụ nữ kia chạy chậm lại và để cô ta đi, viên cảnh sát thấy cũng cần phải xác minh lại điều mà cô ta nói.
Thế là ông gọi đến bệnh viện. Không có bệnh nhân nào có tên như vậy!
Ngạc nhiên quá đỗi, Cummings t́m hiểu th́ khám phá ra tên của người cha đă được đăng trên bản cáo phó của một nhà quàn từ năm 2008.
Không chỉ vậy, người cảnh sát này c̣n biết rằng Williams lái xe với một bằng lái bị treo (a suspended car registration).
Mang theo tờ copy bản cáo phó, viên cảnh sát này đến tận nhà người phụ nữ kia ở Nashua để nghe một lời giải thích.
Cummings kể tiếp là cô ta bước ra với “vẻ mặt ngơ ngác,” và sau khi nh́n thấy tờ cáo phó th́ cô ta nói ngay rằng “đó không phải là cáo phó ba cô ta mà là cáo phó của người chú.”
Sự thật cha hay chú chết không c̣n là điều quan trọng, chỉ biết cảnh sát Cummings bắt người phụ nữ kia đưa về đồn cảnh sát với tội bị treo bằng lái mà vẫn chạy xe.
Thế đó, đừng bao giờ giỡn mặt với cảnh sát, dù biết rằng có lúc họ tử tế hơn ḿnh tưởng rất nhiều.
Ngoc Lan/Người Việt