Khi bác sĩ không siêu âm cổ mà siêu âm ngực, chị M. mới la toáng lên: “Chị ơi, siêu âm tuyến giáp phải siêu âm cả…ngực hả chị?”, tới lúc này các nhân viên y tế ở đó mới biết là…nhầm.
Vào ngày 10/8 đă xảy ra sự việc hy hữu bác sỹ chẩn đoán bé gái bị 'hẹp bao quy đầu'. Bệnh viện Nhi Trung ương giải thích, nhầm lẫn này là do hệ thống mạng tại bệnh viện quá tải, phần khác, bác sĩ đă không kiểm tra lại đơn thuốc sau khi in.
Sau sự cố này, nhiều người nhà bệnh nhân mới giật ḿnh nhớ lại, đă không ít họ 'dính' sự cố nhầm lẫn từ các bác sĩ.
Thấy sai, nhắc c̣n bị…mắng
Phóng viên VietNamNet ghi nhận được khá nhiều phản ánh của các thân, bệnh nhân về chuyện nhầm lẫn trong quá tŕnh khám, chữa bệnh tại một số bệnh viện trên địa bàn TP.HCM.
Một trong số đó là trường hợp của chị Lưu Thị T., 35 tuổi, ngụ tại quận 5.
Chị T. cho biết cách đây khoảng 1 tuần đưa bố vào cấp cứu ở một bệnh viện lớn gần nhà. Tại khoa cấp cứu của bệnh viện này, không chỉ chị mà c̣n nhiều thân bệnh nhân khác rất bức xúc.
Kết quả xét nghiệm máu mà nhầm là điều không thể chấp nhận. Ảnh minh họa VTV.
Lúc đó chỉ có 1 bác sĩ trực cấp cứu. Cô bác sĩ khám cho bố chị Tuyết, sau đó ghi t́nh h́nh sức khỏe vào quyển hồ sơ. Tuy nhiên, bác sĩ không điền tên người bệnh ngay mà để quyển hồ sơ lên bàn.
Chị T. có hỏi bác sĩ sao không điền tên bệnh nhân th́ bị mắng, nói rằng cứ ra ghế ngồi chờ, mọi việc có điều dưỡng lo.
Cùng lúc, một nữ bệnh nhân đau bụng dữ dội được đưa vào cấp cứu. Bác sĩ lại tới khám và ghi vào quyển hồ sơ khác nhưng cũng chưa điền tên người bệnh và lại…để lên bàn.
Khi xấp hồ sơ dày thêm gần chục quyển, một cô điều dưỡng bắt đầu điền tên bệnh nhân ra ngoài b́a.
Do không yên tâm với cung cách làm việc của ê kíp trực, chị T. cứ đứng cạnh xấp hồ sơ trông chừng.
Khi tới hồ sơ của bố ḿnh, thấy cô điều dưỡng ghi nhầm chị có nhắc nhưng lại bị…yêu cầu ra ghế ngồi.
Nỗi lo của chị T. sớm thành sự thật khi người phụ nữ bị đau bụng lúc năy được đẩy lên khoa với tập hồ sơ bệnh án của ông Lưu Văn A. để theo dơi t́nh trạng suy hô hấp, c̣n bố chị T. suưt bị đưa đi điều trị đau ruột thừa với tập hồ sơ của bà Nguyễn Ánh N.
“May mà tôi theo dơi từ đầu. Thấy họ chuẩn bị đưa bố đi với hồ sơ bệnh án người khác, tôi phải la làng lên. Tới lúc này vị bác sĩ kiểm tra lại và nói: “Nhầm rồi, ông này là đàn ông cơ mà”.
“Liên quan đến tính mạng con người mà người ta làm ăn quan liêu, máy móc như thế đấy!”, chị T. bức xúc
Tại một bệnh viện khác trên địa bàn quận 5, ông Hoàng Văn Đ., 79 tuổi đến điều trị nội trú bệnh tim – mạch cũng tá hỏa v́ cung cách làm việc cẩu thả, qua loa của nhân viên y tế.
Tối hôm đó, huyết áp ông lên cao quá, gia đ́nh đă gọi điện thoại cho bác sĩ điều trị và được trả lời sẽ có điều dưỡng đến đo ngay.
Đợi măi chẳng thấy ai, ông phải tự lấy thuốc điều trị huyết áp của ḿnh ra uống.
Sáng hôm sau, bác sĩ tới khám, xem hồ sơ của ông, nh́n sắc mặt rồi phán: “Cụ ơi, huyết áp cụ đo tối qua tốt quá rồi, hôm nay khám thấy cụ tỉnh táo. Không có ǵ phải lo nữa cụ nhé.”
Ông Đ. nghe bác sĩ nói giật ḿnh đáp: “Tối qua có ai tới đo huyết áp cho tôi đâu mà tốt? Tôi phải tự uống thuốc hạ huyết áp nên mới được thế này đấy!”.
Máy móc, cẩu thả với tính mạng bệnh nhân
Không điều trị nội trú, chỉ tới bệnh viện khám tuyến giáp mà chị Trương Thị M., ngụ tại quận 4 (TP.HCM) cũng phải…tởn da già.
Biết rằng tới bệnh viện lớn, đông người khám, nên dù có bảo hiểm y tế chị M. vẫn không dùng và yêu cầu được khám dịch vụ.
Nhầm lẫn trong khám chữa bệnh không thể đổ lỗi hoàn toàn cho quá tải - Ảnh: Bảo An.
Chị cầm tờ giấy chỉ định siêu âm tuyến giáp của bác sĩ tới xếp hàng ở khoa chẩn đoán h́nh ảnh của bệnh viện.
Chờ cả nửa buổi mới tới lượt, khi vào tới nơi, nhân viên y tế của khoa yêu cầu cởi áo ra…
Cứ tưởng siêu âm tuyến giáp phải cởi áo nên chị cũng làm theo rồi leo lên giường nằm.
Khi bác sĩ không siêu âm cổ mà siêu âm ngực, chị M. mới la toáng lên: “Chị ơi, siêu âm tuyến giáp phải siêu âm cả…ngực hả chị?”, tới lúc này các nhân viên y tế ở đó mới biết là…nhầm.
“Nếu tôi là người dưới quê lên, không hiểu biết, cứ để bác sĩ siêu âm tuyến giáp thành…siêu âm ngực, thử hỏi sẽ rắc rối thế nào. Tới lúc đem kết quả cho bác sĩ điều trị xem chắc chắn sẽ lại bị bắt đi siêu âm lại, và thế là mất thêm nửa ngày chờ đợi, tốn kém tiền bạc, thời gian.” - chị M. bức xúc.
Tuy nhiên chuyện nhầm lẫn của chị Nguyễn Thị K., 30 tuổi, ngụ tại quận 7 c̣n nghiêm trọng hơn nhiều.
Mang thai đứa con thứ 2, chị K. tới bệnh viện có khoa sản gần nhà để làm các xét nghiệm cần thiết.
Cầm tờ kết quả xét nghiệm máu trong tay, chị K. hoảng hồn, quay lại pḥng trả giấy xét nghiệm thắc mắc.
Chị nói với nhân viên y tế rằng kết quả xét nghiệm sai th́ bị mắng: “Sao chị biết sai, chị là bác sĩ à?”.
Quá sốc với thái độ của điều dưỡng, chị K. trả lời: “Tôi không phải bác sĩ nhưng tôi biết nhóm máu của ḿnh là nhóm ǵ. Tôi đă sinh con một lần rồi, kết quả xét nghiệm nhóm máu tại bệnh viện khi sinh lần trước và của Viện Pasteur đều là nhóm O, vậy mà lần này lại là nhóm B.”
Thấy chị K. tŕnh luôn kết quả xét nghiệm cũ ra, cô điều dưỡng mới xuống nước: “Ờ thôi, chị đi làm xét nghiệm lại đi”.
Rất nhiều ư kiến phản ánh từ người dân cho rằng việc sai sót, nhầm lẫn trong quá tŕnh, khám chữa bệnh kiểu như kể trên không thể đổ lỗi cho quá tải.
Đó lệ thuộc vào quy tŕnh làm việc có chặt chẽ, khoa học và người nhân viên y tế có tâm huyết, trách nhiệm với nghề, với bệnh nhân hay không ?
• Bảo An
(*) Danh tính nhân vật đă được thay đổi.
(VNN)