Nhiều doanh nghiệp vận tải chuyên chở vật liệu xây dựng thuộc đoàn xe Li Ma từ Hà Nam lên Hà Nội bức xúc phản ảnh họ bị đối tượng “bảo kê” làm “luật” hàng tháng với số tiền lên tới gần chục triệu đồng. Nghiêm trọng là những đối tượng này ngang nhiên hoạt động mà không bị các cơ quan chức năng “sờ gáy”.
Những chiếc xe gắn biển LOHAD chạy ngang nhiên trên QL1
Trước phản ánh của các nhà xe, nhóm phóng viên đă trực tiếp cắm chốt nhiều điểm trên địa bàn Hà Nội, Hà Nam để t́m hiểu. Qua quan sát, chỉ chưa đầy 30 phút, hàng loạt các xe vận tải chở vật liệu xây dựng cứ thế lộng hành trên các tuyến quốc lộ 1A cũ và cao tốc Cầu Giẽ - Pháp Vân vào sâu nội thành Hà Nội. Đặc biệt, trên đầu mỗi chiếc xe đều được gắn ḍng chữ lô gô “LOHAD”.“Ḍng chữ LOHAD, đó là lô gô được các đối tượng bảo kê hướng dẫn cho các nhà xe dán trên đầu mỗi chiếc xe để khi hoạt động công an biết mà bỏ qua. Trước đây, các xe được dán bằng ḍng chữ LIMA, nhưng thời gian này lô gô LIMA bị cơ quan quản lư “soi” nhiều nên họ đổi sang lô gô LOHAD. Đây là chiêu thức mới để nhằm che mắt người dân cũng như cơ quan chức năng, đặc biệt cánh nhà báo”- Một lái xe cho biết.
Tin nhắn của đối tượng Đ.H do nhà xe cung cấp
Cũng theo lời các nhà xe, sau khi đóng tiền, họ được những người bảo kê “chỉ đường vẽ lối” để tránh việc công an xử lư. Riêng những nhà xe không chấp hành đóng tiền hàng tháng cho bảo kê th́ sẽ bị “hành”. “Nhà xe nào không theo bảo kê th́ bị quậy phá hoặc bị lực lượng công an, thanh tra giao thông xử phạt rất nặng. V́ thế, nhiều nhà xe dù không muốn cũng phải đống tiền để tránh sự phiền phức”, một nhà xe cho biết.
Logo LIMA cũ được bóc đi...
Một nhà xe (xin giấu tên) phản ảnh: “Làm vận tải ắt sẽ có tiêu cực, nhưng các đối tượng này ngày càng chèn ép chúng tôi quá đáng. Trước đây, mỗi xe nộp 4 triệu/ tháng th́ nay họ ép lên 6 triệu/ tháng/ xe. Trong khi ai cũng thấy doanh nghiệp vận tải hiện làm ăn quá khó khăn, thu nhập là bao”.
Dán lo go mới theo "mật chỉ" của đối tượng bảo kê
Một nhà xe khác cũng bức xúc không kém: “Cứ đến đầu tháng là phải đống tiền cho họ. Dù tiền nộp chẳng hề có hóa đơn, chứng từ hay hợp đồng ǵ cả. Nhiều nhà xe nộp chậm c̣n bị họ chèn ép, bắt nạt. Doanh nghiệp nào không nộp th́ bị lập danh sách để cảnh sát giao thông hay các đội thanh tra giao thông xử lư”.
Theo các nhà xe, người đứng ra bảo kê cho họ có tên là D và phía sau D c̣n có nhiều đối tượng khác "giúp việc". Để chứng minh về việc bảo kê này, một nhà xe đă cung cấp cho phóng viên xem tin nhắn của một đối tượng có tên Đ.H với nội dung dặn ḍ: “Lô gô mới cắt chữ phản quang bắt buộc dán trên kính, xe nào dán không đúng xe đấy tự giải quyết mọi vấn đề trên đường”.Theo t́m hiểu của phóng viên, biển mới được gắn ḍng chữ LOHAD có gần 800 xe. Trong đó, mác LOHAD được gắn ở khắc các tỉnh thành như Hà Nam, Bắc Ninh, Thái B́nh, Hà Tây cũ… Điều này đồng nghĩa với việc xe quá tải đang được các đối tượng bảo kê khắp mọi nơi. “Khi đă đóng tiền, chúng tôi sẽ được bảo kê, v́ vậy, dù có chở quá tải hay gặp vấn đề ǵ mà bị CSGT, TTGT kiểm tra th́ cũng đều được cho qua”- Một lái xe cho biết.
Để có được sự làm ngơ của các lực lượng chức năng, các xe phải dán mác LIMA, hàng tháng phải đóng tiền cho một “ông chủ” ở Phủ Lư (Hà Nam). Tiếp tục đi sâu t́m hiểu đường dây “bảo kê” này, ngày 7/8, chúng tôi đă có mặt tại băi đá Kiện Khê, xă Thanh Liêm, huyện Hà Nam để tiếp cận với người trực tiếp thu tiền “bảo kê” lô gô LIMA. Tuy nhiên, việc tiếp cận là một việc rất khó khăn.Theo t́m hiểu của nhóm phóng viên, LIMA chỉ đơn thuần là sự tập hợp của những nhà xe riêng lẻ mà những thành viên này chỉ có mỗi nghĩa vụ là… nộp tiền cho một đối tượng bảo kê. Một nhà xe có ba xe đang dán mác LIMA tại Hà Nam cho biết: “Thu tiền không hóa đơn, không hợp đồng nhưng nếu nhà xe nộp chậm sẽ bị họ dọa dẫm. DN nào không nộp th́ lập danh sách để CSGT hay các đội TTGT xử lư. Để được yên thân các doanh nghiệp đều phải cắn răng mà chịu”.Sau một lần thất bại trong việc tiếp cận với những “ông chủ” lô gô LIMA, ngày 13/8, chúng tôi tiếp tục có mặt tại khu vực băi đá Kiện Khê. Tại đây, chúng tôi không khỏi bất ngờ về sự biến mất bất thường của hàng trăm chiếc xe mang lô gô LIMA và thay vào đó là hàng trăm chiếc xe mang lô gô LOHAD. Sau nhiều ngày t́m hiểu, chúng tôi được một doanh nghiệp tiết lộ. Bắt đầu từ ngày 8/8 họ đă nhận được tin nhắn của “ông chủ” thông báo chuyển từ LIMA sang LOHAD, vị trí dán lô gô, cách trả lời khi bị các lực lượng chức năng kiểm tra.
Việc bảo kê đang diễn ra lộ liễu, rơ ràng khiến dư luận không thể không đặt dấu hỏi đằng sau các đoàn xe quá khổ, quá tải là ai? V́ sao hàng đoàn xe LI MA hay LOHAD quá khổ quá tải đang hoành hành một cách ngang nhiên, công khai mỗi ngày trên QL 1A nhưng lại không hề bị các cơ quan chức năng xử lư?
Nguồn : Pháp luật VN