HÀ NỘI (NV) .- Phó thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu một phái đoàn của nhà cầm quyền Việt Nam đến Mỹ “thăm và làm việc” 10 ngày từ 21 đến 30 tháng 8, 2013.
|
Phó thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu một phái đoàn đến Mỹ 10 ngày từ 21 đến 30/8/2013 "thăm viếng và làm việc". (H́nh: AFP/Getty Images)
|
Theo bản tin phổ biến trên mạng 'chinhphu.vn,' mục đích của chuyến đi của ông Phúc là “nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, tin cậy và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với Hoa Kỳ.” Ngoài tên ông Phúc nêu trong bản tin, không thấy cho biết c̣n có những nhân vật nào trong chính phủ có mặt trong chuyến đi.
Đây là lần đầu tiên ông này đến Mỹ trong cương vị phó thủ tướng, một trong những người có hy vọng thay Nguyễn Tấn Dũng vào dịp thay đổi chính phủ năm 2016 sau khi diễn ra đại hội đảng.
Bản tin chinhphu.vn nói phái đoàn ông Nguyễn Xuân Phúc “có các cuộc tiếp xúc song phương với chính giới Hoa Kỳ” nhưng không nói rơ với những ai bên hành pháp hay lập pháp. Đồng thời phái đoàn của ông “cũng làm việc với Văn pḥng Điều phối pḥng, chống AIDS toàn cầu, Văn pḥng Điều phối chính sách ma tuư Liên bang, thăm Toà án Ma tuư và một số cơ sở điều trị nghiện ma tuư, thăm cán bộ nhân viên Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc…”
Ngoài ra ông Phúc và phái đoàn c̣n “tham dự Chương tŕnh Lănh đạo Quản lư Cao cấp Việt Nam tại Đại học Harvard với nhiều chuyên đề bổ ích từ các giáo sư, chuyên gia hàng đầu của Đại học Harvard về các lĩnh vực kinh tế, xă hội, pháp luật”.
Chuyến đi của phái đoàn ông Nguyễn Xuân Phúc được mô tả là tiếp nối theo các thỏa thuận đạt được nguyên tắc “đối tác toàn diện” giữa hai nước khi ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Thịnh Đốn ngày 24/8/2013 vừa qua.
Hiện Hà Nội đang cố gắng vận động và thỏa hiệp với Hoa Kỳ để có thể gia nhập Hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái B́nh Dương (TTP) hầu cứu nền kinh kế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.
Thông cáo chung giữa tổng thống Barack Obama và ông Trương Tấn Sang bầy tỏ cố gắng kết thúc đàm phán TTP giữa hai nước trễ nhất là cuối năm nay. Tuy nhiên, hai trở ngại đang chặn giữa đường là kỹ nghệ dệt may Mỹ đ̣i chính phủ phải bảo vệ kỹ nghệ nội địa trong khi Hoa Thịnh Đốn đ̣i Hà Nội phải mở rộng nhân quyền thay v́ siết chặt hơn.
Các chức sắc cao cấp CSVN khi gặp phía Mỹ đều kêu gọi bỏ lệnh cấm vận bán vơ khí sát thương nhưng đều được trả lời là cần phải cải thiện nhân quyền, một điều chỉ thấy ngày càng tệ hại hơn.
(TN)