Trong khi giới giang hồ đất Bắc vẫn sợ nhất là những vụ thanh toán nhau bằng “chó lửa” (súng - PV) th́ ở Sài thành, người dân luôn bị ám ảnh bởi đ̣n trả thù bằng axit.
Kiểu trả thù này đă biến biết bao nạn nhân rơi vào bi kịch “sống dở chết dở”. Ngay cả chúng tôi, khi tiếp xúc với các nạn nhân bị tạt axit cũng bị ám ảnh khi mường tượng về những đau đớn mà họ đă phải nếm trải.
Từ cuộc sống hạnh phúc, khá giả, hiện tại gia đ́nh này rơi vào cảnh khốn cùng, kinh tế kiệt quệ sau một thời gian dài chạy vạy xuôi ngược vay lăi để điều trị vết thương. Hàng ngày, đại gia đ́nh trong vụ án bị hàng xóm tạt axít không những phải chống chọi cùng nỗi đau thể xác mà c̣n phải đối mặt dư âm của sự khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng.
Chị Xuân hiện nay đă có thể trở lại bên bàn máy để may quần áo. Ảnh: T.G
Tâm sự đắng ḷng của gia đ́nh “dị nhân”
Tôi như lặng người khi bước vào gia đ́nh nhỏ của chị Phạm Thị Thanh Xuân và anh Nguyễn Quốc Tuấn (số nhà 274/8, đường Nguyễn Văn Nghi, P.7, Q.G̣ Vấp, TP.HCM). Căn nhà lạnh lẽo đến rợn người là nơi ra vào của 3 mẹ con chị Xuân. Dường như hàng ngày, ngoài việc đối diện với cơn đói, họ phải tập làm bạn với nỗi cô đơn.
Quây quần bên mâm cơm với chỉ một đĩa rau muống xào cùng ba con cá kho quắt queo, chị Xuân ngồi cạnh hai đứa con nhỏ khó nhọc giúp các cháu và từng miếng cơm mặn chát. Nói chuyện với chúng tôi, người mẹ này tâm sự: “Có lúc, nh́n cuộc sống bế tắc, tôi đă nghĩ đến việc quyên sinh. Cơ thể bị axit hủy hoại, gia đ́nh ly tán, người đàn ông trụ cột trong gia đ́nh giờ phải xa vợ con, sống nương nhờ cha mẹ ruột ở quê nhà. Đôi mắt của chồng tôi đă vĩnh viễn ch́m trong bóng tối, thân thể biến dạng. Ngay cả việc vệ sinh cá nhân, anh ấy cũng không thể tự ḿnh làm được”.
Nói đến đây, chị dừng lại khẽ lấy tay áo lau hàng nước mắt lăn dài. Kư ức về những ngày tháng vật lộn giữa cơn đau, giữa bi kịch ập lên tổ ấm của ḿnh dường như vượt quá sức chịu đựng của người đàn bà nhỏ thó. Chị bảo: “Chọn cái chết có khi c̣n làm tôi nhẹ nhàng hơn. Nhưng những lúc khó khăn, tuyệt vọng nhất, tôi lại nghĩ đến các con”. Cháu Huy Bảo năm nay chưa tṛn 7 tuổi, bé Ngọc chỉ mới học lớp 9, mặt mũi đều bị biến dạng do axit. Mỗi khi nh́n các cháu, người ta chỉ biết lắc đầu, xót thương cho hoàn cảnh quá éo le.
Lật lại từng trang kỷ niệm thời c̣n hạnh phúc, chị Xuân kể lại: “Ngày đó, mỗi sáng tôi cùng chồng bán cafe và nước uống trước cửa nhà. Hai chị em bé Ngọc và Bảo rất ngoan ngoăn, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ dọn nhà”. Vậy mà trong phút chốc, mái ấm hạnh phúc ấy của chị đă tan theo từng giọt axit. Đến hôm nay khi ngồi nói chuyện cùng tôi, chị vẫn c̣n bàng hoàng khi nhớ lại giây phút đó.
Do mâu thuẫn từ chuyện vụn vặt (cho rằng v́ cây hoa giấy mọc lấn sang phía nhà ḿnh - PV), ngày 18/1/2012, Lâm Tiến Dũng (45 tuổi, ngụ đường Nguyễn Văn Nghi, P.7, Q.G̣ Vấp, TP.HCM) đă mặc áo mưa, đeo khẩu trang, trùm mũ kỹ càng, cầm nguyên ca axit đậm đặc sang nhà chị Xuân gây án. Lúc này, hai vợ chồng chị đang dọn hàng th́ bất ngờ bị Dũng xông vào tạt axit. Đứa con trai Nguyễn Quốc Huy Bảo đang ngồi chơi cũng dính phải ḍng hóa chất “tử thần”. Con gái chị Xuân nghe cha mẹ la hét nên từ trên lầu chạy xuống th́ ngă đúng vào vũng axit.
Qua rất nhiều lần phẫu thuật nhưng chị vẫn chẳng thể tự tin bước ra đường. Chuyện chợ búa mỗi ngày đều phải nhờ người hàng xóm tốt bụng mua giùm. Axit vẫn làm mắt chị đau nhức. Tuy nhiên, để có tiền nuôi con, người đàn bà này hàng ngày vẫn phải ngồi bên máy may làm việc. Hàng xóm cảm thông, ai cũng mang vải sang nhờ chị may quần áo. Tuy chị đă trở lại được công việc nhưng sức khỏe không c̣n như trước. Ngồi may chừng 2 tiếng, chị đă cảm thấy đau buốt khắp người. Đôi mắt yếu ớt khiến chị Xuân không thể thức khuya để may vá như xưa. Nhiều khi cố gắng may xong chiếc áo, chị ngủ quên trên bàn may.
Khuôn mặt buồn rầu, chị Xuân tâm sự với tôi rằng, hiện tại, chị làm c̣n không đủ nuôi thân chứ chưa nói ǵ đến việc sau này lo công việc cho con cái. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh khó khăn đến mấy, chị cũng sẽ lo lắng cho các con ăn học bằng người. Thẫn thờ nh́n bé Bảo hồn nhiên chơi đùa, nước mắt lại chảy dài trên đôi mắt thâm quầng của chị. Người mẹ khốn khổ than thở: “Ban ngày, Bảo vui vẻ chơi đùa như vậy nhưng tối đến lại hay gặp ác mộng. Nhiều đêm, cháu bật dậy khóc lóc thảm thiết rồi gào thét. Những lúc như vậy, ba mẹ con chỉ biết ôm nhau mà khóc. Mỗi ngày, Bảo đến trường luôn bị bạn bè sợ hăi, xa lánh”.
Bé Bảo cặm cụi tập viết để chuẩn bị cho năm học mới
Tôi hỏi Ngọc, lớn lên ước mơ lớn nhất của con là ǵ? Cô bé hồn nhiên đáp lời: “Con sẽ ráng học giỏi để sau này trở thành bác sỹ giúp mẹ và ba. Mấy bạn không chơi với con cũng không sao ạ”. Nh́n cái dáng cô bé cặm cụi, bặm môi viết từng con chữ bằng những nét nguệch ngoạc, tôi không ngăn nổi sự thương cảm.
Vỡ tan giấc mơ hạnh phúc
Đă hơn một năm sau cái ngày định mệnh ấy, chị Xuân phải gượng đứng lên, gánh vác những khó khăn để lo cho gia đ́nh. Tuy sức khỏe đă khá hơn, nhưng ngày ngày vợ chồng chị và hai đứa con nhỏ tội nghiệp vẫn đang phải chống chọi với sự đau đớn bởi vết thương hoành hành. Đă ngấm sự đau đớn về thể xác, tái tê về tinh thần, chị Xuân chia sẻ: “C̣n ǵ xót thương hơn chuyện con không dám nh́n mặt cha nữa. Nhiều khi, bé Bảo ngây thơ hỏi, bao giờ tai của ba sẽ mọc lại. Tôi chỉ lặng nh́n con mà không biết phải trả lời thế nào”.
Đưa album ảnh cưới cho tôi xem, chị đau xót nhớ về những kỉ niệm tươi đẹp, ngày tháng hạnh phúc đă qua. Chị Xuân bảo, cuộc đời chị gắn liền với hai chữ tự ti. Trước đây, chị chẳng dám yêu ai. Đến ngày gặp anh Tuấn, v́ cảm thương anh số vất vả nên chị bằng ḷng cưới. Hai vợ chồng cố gắng làm ăn, chỉ mong sau này được cuộc sống được no đủ. Dành dụm măi, họ mới đủ tiền mua được căn nhà trong con hẻm nhỏ ở Sài G̣n. Niềm vui chưa kéo dài được bao lâu th́ tai họa bỗng đâu ập xuống. Gia đ́nh anh chị lụi tàn rồi ly tán. Anh giờ đă trở thành một phế nhân, mất hết hai tai, mắt cũng mù nên chẳng nghe và nh́n được ǵ. Mỗi lần từ Long An lên khám bệnh, cha mẹ anh lại chở anh sang thăm vợ và các con.
Lấy tay lau giọt nước mắt, người đàn bà bất hạnh thở dài: “Lúc đầu, khi người hàng xóm ra tay tàn độc, mẹ con tôi chẳng dám trở về nhà nữa, sợ ám ảnh. Nhưng sau này, chẳng biết phải đưa con đi đâu nên chúng tôi đành quay lại”. Căn nhà đang đầy ắp tiếng cười ngày nào bỗng trở nên lạnh lẽo đến ghê sợ. Nhiều đêm, những kư ức hăi hùng lại ùa về trong chị. Từ ngày gặp nạn, cứ mỗi lần nh́n thấy b́nh nước, bếp gas, chị cảm thấy sợ hăi vô cùng. Ngày đầu, chị c̣n bỏ chạy khi thấy ấm nước sôi bốc lên ngùn ngụt. Nhưng nh́n cảnh hai đứa con nheo nhóc ngày nào cũng ăn cơm hộp khiến ḷng chị đau thắt. Vượt lên nỗi sợ hăi, chị cố gắng vào bếp để nấu những bữa ăn cho các con ḿnh. Hơn một năm nay, chị Xuân phải nhờ đến thuốc ngủ mới có thể chợp được mắt và thoát khỏi những ám ảnh về đêm.
“Lúc trước, ba mẹ con tôi luôn đóng cửa kín mít, chẳng dám bước chân ra khỏi nhà. Tôi sợ sẽ có người vào nhà làm hại các con. Giờ thỉnh thoảng cửa đă mở hé, nhưng mỗi khi có người lạ xuất hiện, tôi đều cảm thấy bất an. Bé Ngọc thấy người lạ tới lập tức sợ hăi bỏ chạy”, chị Xuân nói. Không ai biết được nỗi ám ảnh dai dẳng ấy của mẹ con chị đến bao giờ mới vơi được. Chỉ biết rằng, hiện tại cuộc sống của “gia đ́nh axit” ch́m trong nỗi u uất và đau đớn.
“Hung thủ” bất ngờ bị…tâm thần
Được biết, gia đ́nh “hung thủ” Lâm Tiến Dũng trong vụ tạt axit có nhiều người trong ngành công an. Thời điểm phạm tội, Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM đă kết luận bị can Lâm Tiến Dũng bị bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng, giai đoạn tiến triển liên tục. Cho đến tận bây giờ, tiếp xúc với nhiều người, thỉnh thoảng Dũng đưa cho xem những vết phỏng v́ axit trên cơ thể rồi cười có vẻ ngây ngô (?!).
Phi Yến/GiadinhNet