Những ngày gần đây, nhiều ngư dân ở xă Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam kéo nhau lặn t́m cổ vật được cho là của một con tàu bị đắm. Theo các chuyên gia, đây có thể là tàu đắm thuộc hàng cổ nhất được t́m thấy ở vùng biển miền Trung.
Sáng sớm 25/8, chúng tôi theo chân hai anh em thợ lặn Nguyễn Vỹ (39 tuổi, trú thôn 1, xă Tam Hải) dong chiếc thuyền máy ra vùng biển phía trước nhà để chuẩn bị cho một ngày lặn t́m cổ vật.
Dễ kiếm được tiền triệu
Nơi anh Vỹ neo thuyền cách bờ chừng 500 m. Nơi đây người địa phương gọi là vùng rạn Nhọn, cách mũi Bấc của đồi Bàn Than khoảng 300 m về phía Tây.
Hai người soạn sẵn ống dẫn khí, khoác bộ đồ lặn lên người rồi nhảy xuống biển lặn t́m cổ vật. Trong khi đó, trên thuyền, máy trợ thở hoạt động liên tục. Khoảng 30 phút sau, 2 người lần lượt ngoi lên mặt nước cùng một số mảnh vỡ của bát, dĩa, lọ bằng gốm sứ. Sau đó, cứ 5-7 phút, họ lại mang lên nhiều cổ vật khác, trong đó có nhiều lọ gốm nhỏ c̣n nguyên vẹn, bị đất cát bám xung quanh.
Anh Vỹ cho biết cách đây hơn 1 tháng, trong khi lặn bắt cá, một số ngư dân phát hiện tại vùng rạn Nhọn có nhiều mảnh vỡ bằng gốm sứ. Nghi là đồ cổ nên nhiều người lặn và t́m được nhiều b́nh gốm, chén dĩa, hũ loại nhỏ. Nghe tin, nhiều thợ lặn từ nơi khác cũng mang thiết bị đến trục vớt cổ vật nhưng đă bị người dân ở đây ngăn cản.
Một thợ lặn đưa cổ vật lên tàu
Theo anh Vỹ, vùng biển t́m thấy cổ vật sâu khoảng 4 m, phía dưới có rất nhiều đá, cổ vật bị vùi lấp dưới cát chừng nửa cánh tay. Có lẽ do gần bờ lại bị sóng đánh mạnh vào mùa đông nên nhiều cổ vật đă vỡ.
“Lúc mới phát hiện, ngư dân địa phương lặn t́m được rất nhiều cổ vật, đa số là chén dĩa, hũ nhỏ bằng sứ. Cũng có chậu, b́nh gốm sứ cỡ lớn nhưng đều bị vỡ. Hiện nay, giá bán những chiếc đĩa loại nhỏ là trên 1 triệu đồng, hũ gốm nhỏ từ 200.000 đồng trở lên, tùy màu sắc và hoa văn. Ngay cả mảnh vỡ cũng được thương lái mua khoảng 15.000 đồng/kg. Có người bán được hàng chục triệu đồng từ cổ vật, người ít cũng kiếm được vài triệu đồng” - anh Vỹ thuật lại.
Theo quan sát của chúng tôi, đa số cổ vật ngư dân ở đây t́m được có kích thước nhỏ, nhiều họa tiết, hoa văn vẽ bông hoa, chim chóc.
Dấu vết tàu cổ
Anh Vỹ cho biết cách đây vài hôm, tại một khu vực gần cửa Lở - nơi con sông Trường Giang đổ ra biển - nhiều ngư dân đă t́m thấy nhiều mảnh gỗ nghi là thân của tàu cổ bị đắm. Một mảnh đă bị găy dài hơn 1,2 m, rộng gần 0,5 m, dày khoảng 0,1 m. Mảnh thứ hai nhỏ hơn, giống chi tiết nối ghép thân tàu cổ, có cả những vị trí chốt nêm. Ngoài ra, c̣n có 2 đoạn gỗ tṛn như trụ xoay bánh lái. Mỗi đoạn gỗ tṛn này dài hơn 3,5 m, đường kính hơn 0,4 m, có nhiều họa tiết và chữ Hán.
Ông Hồ Xuân Tịnh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho biết ngày 23/8, sở đă cử đoàn đến vùng biển người dân trục vớt cổ vật để khảo sát. Sau khi được ngư dân cung cấp hiện vật vừa trục vớt được, sở đă gửi một số tiêu bản cho TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Ngăi.
Qua phân tích, TS Khôi nhận định: Đây là những hiện vật của con tàu đắm thuộc hàng cổ nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại được t́m thấy ở vùng biển miền Trung. “Dựa vào loại h́nh đồ gốm sứ, chúng tôi nhận định các cổ vật này có niên đại vào thời Tống - Nguyên (thế kỷ XII-XIII)” - TS Khôi cho biết.
Rơ dần “nghĩa địa” tàu cổ
Theo TS Đoàn Ngọc Khôi, đây rất có thể là một trong những địa điểm của hành tŕnh con đường gốm sứ trên biển. Căn cứ vào các hiện vật gốm sứ cổ được t́m thấy ở xă Tam Hải, kết hợp với việc tỉnh Quảng Ngăi đang khai quật nhiều tàu cổ, giả thuyết về một “nghĩa địa” tàu cổ ở khu vực biển Quảng Nam - Quảng Ngăi đang rơ dần.
Ông Hồ Xuân Tịnh cho biết việc xác định giá trị cổ vật vừa được t́m thấy sẽ góp phần quan trọng vào việc xác định giá trị to lớn của con đường gốm sứ trên vùng biển phía Tây tỉnh Quảng Nam. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đă có văn bản xin ư kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam để có phương án bảo vệ, thăm ḍ và trục vớt tàu cổ bị đắm.
|
Theo Trần Thường
Người lao động