Đẹp th́ dễ thu hút người khác phái, dẫu xuất gia tu hành ly dục đi nữa cũng không ngăn được ḷng trần của người thế tục mến mộ ḿnh. Người tu vượt qua sự mến mộ vấn vương luyến ái của người khác phái tuy chẳng dễ, cũng lắm trần ai nhưng vượt qua sự chấp thủ và luyến ái tự ngă, yêu thương chính ḿnh mới thực sự vô vàn khó khăn…
Người đẹp th́ dù đi tu, đầu cạo trọc, khoác cà-sa vẫn đẹp. Ở đời cũng như trong đạo, khả ái và dễ thương là một phước báo. Tuy vậy lợi điểm này đôi khi cũng bất cập hại và không ít người tu phải lao đao v́ cái "đẹp" của ḿnh. Đẹp th́ dễ thu hút người khác phái, dẫu xuất gia tu hành ly dục đi nữa cũng không ngăn được ḷng trần của người thế tục mến mộ ḿnh. Xưa, nàng Matanga (Ma Đăng Già) từng mê mệt Tôn giả Anandà đến mất ăn bỏ ngủ, rồi dùng cả chú thuật để dụ dẫn ngài ân ái nhưng không thành và cuối cùng đành chấp nhận xuất gia để lâu lâu được lén nh́n người trong mộng. Sau nhờ Matanga chứng A la hán (một quả vị tâm hoàn toàn thanh tịnh, hết sạch mọi phiền năo, ái dục) nên mọi chuyện thành ra nhẹ nhàng. Đường Tăng khi thân hành qua Tây Trúc cầu pháp, thỉnh kinh, trong gần một trăm kiếp nạn th́ nạn bị ma nữ mến thương không phải là ít… nhưng rồi ngài cũng vượt qua được hết để viên thành đại nguyện.
Điều đáng nói là, người tu vượt qua sự mến mộ vấn vương luyến ái của người khác phái tuy chẳng dễ, cũng lắm trần ai nhưng vượt qua sự chấp thủ và luyến ái tự ngă, yêu thương chính ḿnh mới thực sự vô vàn khó khăn…
Tích truyện Pháp cú kể rằng: “Ni cô Rùpanandà gia nhập Ni chúng không phải với ḷng tin mà v́ ḷng thương gia quyến. Cô có vẻ đẹp tuyệt trần nên được đặt tên Rùpa. Một hôm, nghe Thế Tôn giảng: "Cái đẹp của sắc là vô thường, hệ lụy với khổ đau, phi thực; thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy". Cô cho rằng Thế Tôn chỉ nh́n thấy cái xấu trên thân thể, bởi c̣n nhiều cái rất đẹp để nh́n, rất xinh để ngắm. Do đó, cô không thích diện kiến Thế Tôn.
Rồi một hôm Rùpanandà có ư định đi nghe pháp. Ni chúng rất vui mừng v́ từ lâu cô không muốn đến hầu Phật, có cô chắc Ngài sẽ thuyết pháp với nhiều chi tiết thú vị hơn.
Thế Tôn biết trước Rùpanandà đến đảnh lễ. Và để dạy dỗ người quá đắm trước thân ḿnh, để làm tiêu tan ḷng kiêu hănh của nàng v́ ỷ có sắc đẹp, Ngài dùng chính sắc đẹp thân thể làm phương tiện giáo hóa, giống như phải dùng gai lễ gai. Thế Tôn liền hiện thần thông: Một thiếu nữ mười sáu xuân xanh đẹp chưa từng thấy mặc bộ y phục đỏ thẫm, trang điểm với tất cả món trang sức, đứng hầu bên Thế Tôn, cầm quạt phe phẩy. Chỉ có Phật và Rùpanandà trông thấy cô gái.
Rùpanandà vào tinh xá rồi quan sát Thế Tôn từ đầu đến chân. Ngài rực rỡ xán lạn với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp. Rùpanandà thấy cô gái đứng cạnh Phật có gương mặt rực sáng như trăng rằm. Ngắm lại thân ḿnh, cô thấy chẳng khác ǵ con quạ đen đang đứng trước con ngỗng chúa sắc vàng. Cô say mê những nét đẹp của người thiếu nữ và thầm mong ḿnh cũng được như thế. Thế Tôn biết được ư tưởng của cô nên bắt đầu thuyết pháp. Ngài hóa hiện thiếu nữ từ mười sáu tuổi lên hai mươi tuổi. Rùpanandà nhận ra ngay bóng sắc này không bằng trước đây. Rồi thiếu nữ thành thiếu phụ một con, đến trung niên và cuối cùng là một lăo bà già khụ. Rùpanandà theo dơi từng giai đoạn biến đổi cho đến khi là bà lăo răng rụng, tóc bạc, lưng c̣ng oằn xuống, tay chân run rẩy. Thấy vậy, Rùpanandà không khỏi nhàm chán, ghê sợ sắc thân. Cuối bài thuyết pháp, Phật hóa hiện bà lăo lâm bệnh, đau đớn kêu thét, té xuống đất, lăn lộn cùng với các vật dơ uế. Bà lăo chết rồi, thi thể bà trương phồng, từ chín lỗ máu mủ chảy ra. Quạ và chó bu đến, nhào lên người bà xé xác… Sự kiện này làm Rùpanandà chấn động thực sự. Cô thấy rơ ngay chính thân này sẽ già đi, lâm bệnh rồi chết. Từ cái thấy về bất tịnh và vô thường ấy, khiến tâm Rùpanandà đi vào thiền định.
Thấy vậy, Phật đọc kệ khai thị, Rùpanandà chứng quả Tu đà hoàn. Sau, Rùpanandà chứng đắc Thánh quả A la hán”.
Ni cô Rùpanandà xuất thân từ hoàng tộc, là công chúa ḍng họ Thích xinh đẹp. Khi xuất gia rồi cô vẫn tự hào về vẻ đẹp của thân thể ḿnh. Rùpanandà không hài ḷng và không chấp nhận lời nhận định "Cái đẹp của sắc là vô thường, hệ lụy với khổ đau, phi thực" của Đức Phật.
Điều này cũng là lẽ thường đối với những ai nh́n thân này cạn cợt nơi h́nh thức bên ngoài. Và công bằng mà nói, nếu chỉ nh́n bên ngoài thôi th́ thân này "c̣n nhiều cái rất đẹp để nh́n, rất xinh để ngắm" đấy chứ!? Nhưng đối với người dấn thân cầu giác ngộ th́ phải rèn luyện cái nh́n sâu sắc hơn, thấy rơ bản chất sự vật y như chính nó, không thể khác được. Do vậy, cái thấy về sự thật này đôi khi thật lạnh lùng, trần trụi, thậm chí gần như tàn nhẫn nhưng lại xác thực với chân lư và có khả năng trị liệu, chuyển hóa ái dục, nhất là tham ái tự ngă rất hữu hiệu.
Con đường đến giải thoát luôn gắn liền với tuệ giác. Thân này bất tịnh, vô thường và phi thực là một tuệ giác quan trọng, không thể thiếu trong chiêm nghiệm, suy ngẫm của hành giả. Đẹp th́ dễ sinh tham ái, chấp thủ và hệ quả kéo theo là khổ đau. Ngược lại, thấy rơ như thật thân này là vô thường, bất tịnh th́ ly tham, ly dục ắt thảnh thơi và tự tại.
Ni cô Rùpanandà nhờ Phật hiện thần thông nên thiền quán về thân thể mà siêu việt từ phàm phu lên Thánh giả. Thần thông ấy Đức Phật vẫn thị hiện cho chúng ta trong những biến động của cuộc sống hàng ngày nhưng liệu có ai nhận ra để chuyển hóa như Rùpanandà không? Và đó cũng là việc của tự thân mỗi hành giả cần phấn đấu và thành tựu.
Theo Chùa Phúc Lâm