Một trong những lư lẽ lớn nhất để phản đối Mỹ tiếp tục hậu thuẫn cho phe đối lập Syria đó là "quân nổi dậy là những kẻ khủng bố liên quan tới Al Qaeda".
Đó là tuyên bố mà Tổng thống Syria Bashar al-Assad lặp đi lặp lại trong suốt 29 tháng xung đột. Tuy nhiên, khái niệm Al Qaeda đang thống lĩnh quân nổi dậy Syria vẫn là một điều bí ẩn.
"Có hiện diện và kiểm soát một số khu vực. Tuy nhiên, các chiến binh Al Qaeda chỉ là thiểu số", thiếu tá Issam Rayyes, cựu sĩ quan truyền thông quân đội Syria, người đă đào ngũ vào tháng 6/2012 và hiện phục vụ trong Quân đội Giải phóng Syria (FSA) nói. "Quốc hội Mỹ đă lầm khi nghĩ rằng phe đối lập là Al Qaeda".
Liz O'Bagy, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu chiến tranh - người đă có hàng loạt chuyến đi tới nhiều khu vực khác nhau ở Syria vào năm ngoái, viết trên tờ The Wall Street Journal rằng "cuộc chiến ở Syria chưa được phát động hoàn toàn bởi những phần tử Hồi giáo nguy hiểm và Al Qeada".
Bài viết của O'Bagy bị chỉ trích là thiên vị những kẻ nổi dậy "ôn ḥa" - những người mà O'Bagy định nghĩa là tôn trọng quyền phụ nữ và nhóm thiểu số - trong khi kêu gọi Syria cần phải có một chính phủ dân sự, song các chuyên gia về thánh chiến Hồi giáo đều nhất trí rằng mối lo về việc "Al Qaeda nắm quyền kiểm soát" đă bị phóng đại.
"Các nhóm nổi dậy được phân chia theo hệ tư tưởng, nhóm thế tục ở một phía, nhóm thánh chiến Salafi ở một phía và phần c̣n lại rơi vào khoảng giữa hai nhóm", báo cáo của chuyên gia Jeffrey White, Andrew J.Tabler và Aaron Y.Zelin thuộc Viện Washington cho hay.
"Sự phân biệt lớn giữa những nhóm Hồi giáo đó là những người Hồi giáo mang sứ mệnh Syria và những người mang sứ mệnh thánh chiến toàn cầu". Zelin ước tính có khoảng 5.000 tới 10.000 chiến binh, gồm cả Nusra - muốn thành lập một nhà nước Hồi giáo ở phía bắc đất nước.
Zelin, người điều hành trang web Jihadolog ước tính, có 5.000 tới 10.000 chiến binh ngoại quốc đă tới Syria và khoảng 1.000 người đă bỏ mạng trong cuộc giao tranh.
O'Bagy ước đoán, những người ủng hộ của Jabhat al-Nusra và ISIS - hai nhóm chính có liên quan tới Al Qaeda - có khoảng 5.000 tới 7.000 trong khi số lượng quân nổi dậy tham gia các chiến dịch phản công vào khoảng 80-100.000.
V́ thế, một tập hợp của quân nổi dậy Syria chắc chắn có liên quan tới Al Qaeda song quân khủng bố chỉ chiếm khoảng 10% và nhiều nhất là 20% quân số phe đối lập.
Hai câu chuyện, một của chiến binh FSA và một của chiến binh ISIS đă cho thấy v́ sao bức tranh về quân nổi dậy Syria lại phức tạp như vậy.
Maher là một thành viên của Liwa al-Israel - tiểu đoàn quân nổi dậy mạnh nhất ở Damascus - coi Quân đội Giải phóng Syria (FSA) và lực lượng thánh chiến Jabhat al-Nusra là các đồng minh. Là cựu sinh viên, Maher đă gia nhập Liwa al-Islam ngay sau khi đánh một sĩ quan quân đội tới bất tỉnh v́ đánh đập một phụ nữ và lúc lực lượng an ninh chuẩn bị tấn công văn pḥng mà anh này chia sẻ với các nhà hoạt động ở Damascus khác.
Farhan al-Juma là một chiến binh thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và al-Sham (ISIS) có liên quan tới Al Qaeda v́ Farhan tin rằng đó là lực lượng chiến đấu xuất sắc nhất thời điểm hiện tại.
"Là một tiểu đoàn, chúng tôi ủng hộ ISIS song chúng tôi không cam kết trung thành. Một khi Syria được giải phóng, chúng tôi có thể ra đi", al-Juma nói. "Tùy thuộc vào từng chiến binh, họ sẽ quyết định trung thành với ISIS hay không".
Maher - chiến binh Hồi giáo FSA, Farhan - chiến binh Hồi giáo ISIS đều theo đuổi sứ sứ mệnh Syria và tôn trọng quyền phụ nữ song cả hai có thể bị coi là "cực đoan" nhưng không dính líu tới Al Qaeda. Như vậy, cả hai phù hợp với định nghĩa "ôn ḥa" của O'Bagy.
Như vậy, trong khi các chiến binh nổi dậy liên quan tới Al Qaeda đang cố xây dựng một nhà nước ở bắc Syria th́ một số lớn chiến binh nổi dậy Syria được phương Tây hậu thuẫn đang chiến đấu để hạ bệ Tổng thống Assad.
Hoài Linh (Theo BI)