Bashar al-Assad có thể đă sống yên phận ở Anh với công việc của một bác sĩ mắt, nếu anh trai ông không đột ngột qua đời và người cha khi ấy là tổng thống đương nhiệm buộc phải t́m một người kế vị trong số những đứa con c̣n lại.
|
Tổng thống Bashar al-Assad từng là bác sĩ nhăn khoa. Ảnh: Telegraph |
Bằng tài năng và sự quyết đoán, Hafez al-Assad, từ một thanh niên tay trắng, đă từng bước gây dựng sự nghiệp và trở thành một trong những chính trị gia quyền lực nhất Syria. Con trai ông, với sự hỗ trợ tuyệt đối của cha, ngay từ nhỏ đă được rèn luyện trong môi trường quân đội, với kỳ vọng sẽ sớm trở thành người kế nhiệm hoàn hảo cho vị trí tổng thống Syria.
Chỉ có điều, người đang được nhắc tới ở đây không phải là Bashar al-Assad, tổng thống Syria hiện tại, trung tâm của ṿng xoáy nội chiến và đích nhắm của một cuộc tấn công từ Mỹ. Đứa con mà Hafez muốn nhắm cho chiếc ghế tổng thống là trưởng nam của ông, Bassel al-Assad. Trong số 4 anh em, Bassel là người được Hafez yêu quư nhất, c̣n cậu bé Bashar khi ấy chỉ là một đứa trẻ nhút nhát, khiêm tốn và luôn giữ khoảng cách với cha.
Vị tổng thống bất đắc dĩ
Bashar lớn lên một cách b́nh yên và kín đáo, dưới cái bóng năng động và hướng ngoại của người anh trai. Ông từng học tập tại trường Pháp dành cho người Arab al Hurriya trước khi quyết tâm theo nghiệp y khoa từ năm 1982.
6 năm sau, Bashar tốt nghiệp đại học Damascus và bắt đầu làm việc tại khoa mắt, bệnh viện quân đội Tishreen, ngoại ô Damascus. Đến năm 1992, ông chuyển tới làm việc ở Viện mắt phương Tây, London, Anh.
Cuộc đời Bashar có lẽ sẽ măi b́nh lặng như thế nếu Basel, khi ấy mới 33 tuổi, không đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông, trên đường từ Damascus tới sân bay để đón bạn gái vào tháng 1/1994.
Đau đớn trước cái chết bất ngờ của cậu con trai, Hafez không c̣n cách nào khác ngoài việc gấp rút gọi Bashar về nước và bắt đầu thay đổi cuộc đời anh, từ một chàng trai trẻ vô ưu thành ứng cử viên cho vị trí tổng thống. Bằng quyền lực của một chính trị gia hàng đầu đất nước, Hafez đă nhanh chóng lót đường và trải thảm đỏ cho người kế nghiệp tương lai.
Bashar được gia nhập một học viện quân sự tại Homs, thành phố miền bắc Damascus, và chỉ sau 5 năm, cậu sinh viên y khoa ngày nào đă leo lên chức đại tá. Trong thời gian này, Bashar làm việc với tư cách một cố vấn cấp cao cho chính phủ, giải quyết khiếu nại của người dân và dẫn đầu một chiến dịch chống tham nhũng. Nhờ đó, ông đă loại trừ nhiều đối thủ tiềm năng cho chiếc ghế tổng thống.
Sự nghiệp chính trị của Bashar bắt đầu bước sang một trang mới sau khi cha ông, Hafez al-Assad, qua đời sau một cơn đau tim hồi tháng 6/2000. Nhiệm vụ của vị tân tổng thống lúc này là vượt qua cái bóng của Hafez, người đă cai trị Syria trong nhiều thập kỷ.
Người cha
|
Một bức ảnh của gia đ́nh al-Assad, trong đó cố tổng thống Hafez al-Assad ngồi ở ghế, Tổng thống Bashar al-assad đứng thứ hai từ trái sang. Bassel al-Assad đứng ở chính giữa. Ảnh: Wikipedia |
Sinh ra trong một gia đ́nh nghèo khó ở miền núi tây bắc Syria, những người như Hafez thường xuyên bị rẻ rúng, khinh miệt v́ có xuất thân bần hàn. Với một người đầy tham vọng như Hafez, điều này là không thể chấp nhận. Ông đă quyết tâm sẽ phải thay đổi nó, nhất là trong tâm tưởng của những tín đồ Hồi giáo Sunni, chiếm phần lớn dân số Syria.
Hafez bắt đầu làm việc này bằng cách gia nhập đảng Ba'ath, rồi vươn tới các cấp bậc cao hơn trong lực lượng không quân Syria. Chứng kiến những góc khuất của chính trường, nơi người ta sẵn sàng phản bội, dẫm đạp và sát hại lẫn nhau để đạt được mục tiêu, Hafez đă từng bước, từ một thanh niên dân tộc thiểu số, trở thành vị chính khách quyền lực nhất Syria.
Từ khi lên nắm quyền, Hafez đă nổi tiếng là một trong những nhà độc tài mưu mô và tàn nhẫn nhất khu vực. Ông từng đè bẹp cuộc nổi dậy của Anh em Hồi giáo hồi năm 1982 bằng cách bao vây Hama, thành tŕ của tổ chức này. 10.000 dân thường được cho là thiệt mạng trong sự kiện này.
Về mặt đối ngoại, Hafez từng khiến cả thế giới sững sờ khi hết đối đầu lại kư kết hiệp ước ḥa b́nh với Israel. Ông cũng đặt quan hệ ngoại giao với Hezbollah, tổ chức bị Mỹ coi như một tập đoàn khủng bố. Nhưng bằng sự khôn ngoan của một chính trị gia lăo làng, ông đủ tỉnh táo để không biến Washington thành kẻ thù trực tiếp của Syria. Hafez làm điều đó bằng cách gửi quân tới hỗ trợ người Thiên chúa giáo trong cuộc chiến với các phần tử Hồi giáo cực đoan ở Lebanon hồi những năm 70, 80 của thế kỷ trước.
Đầu thập niên 90, Hafez lại một lần nữa khẳng định thái độ thân Mỹ bằng cách gửi 2.000 lính tới gia nhập liên minh chống Saddam Hussein của cựu tổng thống George H.W. Bush (Bush cha).
Chính sách này của Hafez tiếp tục được con trai ông, Bashar, áp dụng triệt để. Có một điều ít ai biết là cả hai chính quyền của George W. Bush và Barack Obama đều từng có thời rất thân thiết với chế độ Bashar. Nếu như Bush phải nhờ đến Syria trong cuộc chiến với Iraq hồi năm 2003, th́ trong những năm đầu của kỷ nguyên Obama, thượng nghị sĩ John Kerry từng hết ḷng vun đắp cho mối quan hệ của nước Mỹ với người mà giờ họ coi là “tên độc tài” của Syria.
Thậm chí trong một bức ảnh được chụp từ năm 2009, người ta c̣n ghi lại h́nh ảnh ông Kerry và phu nhân, bà Teresa, vui vẻ dùng bữa tối bên vợ chồng Tổng thống Bashar ở Damascus.
Sai lầm từ việc thay đổi
Theo giới phân tích, những ǵ đang diễn ra ở Syria một phần là hậu quả của các oán giận xưa cũ. Rất nhiều người Hồi giáo Sunni đă phải chịu số phận cay đắng và tủi nhục sau hàng thập kỷ dưới sự cai trị của một gia đ́nh xuất thân từ nhóm sắc tộc thiểu số. Nhưng bản thân Bashar cũng có lỗi trong chuyện này.
Thời điểm mới nhậm chức, ông được kỳ vọng sẽ thổi một luồng gió mới vào giới lănh đạo Arab và sẽ góp phần thay đổi Syria, một quốc gia liên tục bị các chính trị gia lăo làng cai trị. Bashar được hưởng một nền giáo dục tân tiến, và rất nhiều người tin rằng ông sẽ biến một quốc gia từng bị ḱm hăm dưới chế độ Hafez thành một đất nước hiện đại. Bản thân Bashar dường như cũng từng có khao khát tiến hành một cuộc cách mạng văn hóa ở Syria. Và ông đă thực sự hiện thực hóa được khao khát ấy, nhưng với cái giá không rẻ chút nào.
"Hafez ổn định Syria thông qua một hệ thống khép kín. Người dân không thể đi du lịch. Họ cũng không thể kết nối với phần c̣n lại của thế giới. Tin tức quốc tế luôn bị hạn chế tới mức tối đa", Andrew Tabler, một chuyên gia của Viện Washington về Chính sách Cận Đông, nói.
Tabler, người từng hé lộ những bí ẩn liên quan tới gia tộc al-Assad trong cuốn sách mang tên ""In the Lion's Den" (tạm dịch: "Trong Hang Cọp"), cho biết: "Khi Bashar lên nắm quyền, ông nới lỏng chính sách du lịch, cho phép người dân tiếp cận với tin tức quốc tế, truyền h́nh vệ tinh và Internet. Và nó khiến người dân Syria mở mang đầu óc". Tuy nhiên, đây cũng chính là khởi nguồn cho những bất ổn ở Syria.
Cái kết bỏ ngỏ
Tổng thống Mỹ Obama từng kêu gọi Quốc hội ủng hộ kế hoạch trừng phạt al-Assad bằng quân sự v́ nghi án sử dụng vũ khí hóa học. Trong khi đó, bản thân chế độ của Bashar al - Assad cũng đang mắc kẹt trong một cuộc chiến đẫm máu với lực lượng nổi dậy. Hơn 100.000 người Syria đă thiệt mạng, theo thống kê của Liên Hợp Quốc.
Và đâu sẽ là đích đến của gia tộc Assad?
Có thể Bashar al-Assad sẽ chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, rồi thua cuộc và mất mạng. Hoặc ông có thể đào tẩu và ẩn náu ở một trong số các quốc gia đồng minh ít ỏi của Syria như Iran, Nga hoặc Venezuela.
Hoặc ông, bằng sự hỗ trợ của Moscow, sẽ giành được chiến thắng. Theo Tabler, nếu khả năng này thành sự thật, th́ Syria sẽ không c̣n như hiện tại.
"Tôi nghĩ vào thời điểm này, khả năng cao nhất là gia đ́nh Assad sẽ tiếp tục cai trị Syria trong tương lai gần", Tabler nói. "Nhưng họ sẽ không bao giờ có được quyền cai trị toàn bộ đất nước Syria về mặt địa lư một lần nữa".
Quỳnh Hoa - Vnexpress / CNN