Khác với nhiều dự đoán của giới quan sát quốc tế, hai ngoại trưởng Nga và Mỹ đă đạt được thoả thuận về một tiến tŕnh giải giới vũ khí hoá học của Syria, với thời hạn và biện pháp áp dụng hợp lư. Tuy vậy biện pháp chế tài ghi trong nghị quyết Liên Hiệp Quốc để thực hiện kế hoạch đó vẫn c̣n là điều tranh căi tại Hội đồng Bảo An cho tới ngày hôm nay.
Các ngoại trưởng Anh Pháp Mỹ, 16 tháng 9,2013/Screen capture
Kế hoạch giải giới vũ khí ở Syria dường như đă được thoả thuận và xếp đặt giữa hai nguyên thủ Hoa Kỳ và Liên Bang Nga trong lần hội kiến 20 phút ngắn ngủi tại St. Petersburgh, bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20.
Sau đó đến lượt Ngoại trưởng Mỹ John Kerry "thả bong bóng" ướm lời ở London. Vài giờ sau Ngoại trưởng Nga tung ra đề nghị, và sau cùng Hoa Kỳ hứng bắt lấy để thoát khỏi t́nh trạng khó khăn cho Tổng thống Obama trong việc thúc đẩy quốc hội ủng hộ một hành động chiến tranh.
Thoả thuận về kế hoạch hành động tổng quát (framework) cho Syria mà Hoa Kỳ và Nga đạt được mới nh́n qua th́ rất đáng khích lệ đối với Hoa Kỳ và phương Tây, nhưng vấn đề thực hiện c̣n nhiều trở ngại.
Một cách sơ lược, theo nội dung kế hoạch hành động này, mà Nga Mỹ đồng ư và Syria cũng tỏ ư sẽ tuân hành, là đến thứ bảy, ngày 21 tháng 9, Damascus phải đệ nạp danh sách chi tiết toàn bộ những vũ khí hoá học hiện có cũng như những lượng tồn trữ hoá chất để chế tạo vũ khí hoá học, cùng với địa điểm tất cả những kho tồn trữ, dưới sự kiểm soát quốc tế ngay trên lảnh thổ Syria. Kế hoạch cũng ấn định thời hạn giữa năm 2014 để quốc tế giám sát sự tuân thủ của Syria và giúp tiêu huỷ kho vũ khí hoá học của Syria. lavrov
Kế hoạch là thế, nhưng việc thực hiện có nhiều trở ngại.
Trước hết là sự bế tắc ở Hội đồng Bảo An trong việc thảo luận về một nghị quyết buộc Syria thi hành kế hoạch được đề nghị. Kế hoạch dự kiến Damascus phải đệ nạp báo cáo về vũ khí hoá học, toàn bộ những khí cụ đang sử dụng cũng như kho tồn trữ trong nước, vào ngày thứ bảy 21 sắp tới, chỉ c̣n hai ngày nữa, nhưng Hội đồng Bảo An vẫn c̣n tranh căi lan man, chưa thông qua được một nghị quyết.
Nga muốn những biện pháp nhẹ nhàng đối với Syria, không kèm sự đe doạ chế tài bằng quân sự, Trung Quốc ủng hộ Nga và Syria. Bên kia là Anh Pháp Mỹ đều đ̣i hỏi biện pháp chế tài cứng rắn nếu Syria không tuân thủ hay tŕ hoăn thi hành nghị quyết Liên Hiệp Quốc.
Trở ngại khác, có tính cách chi tiết trong việc thi hành, là phương Tây cho rằng Syria có khoảng 45 kho vũ khí hoá học nằm rải rác, trong khi Nga nói con số đó không nhiều như vậy, nhưng lại không đưa ra con số cụ thể.
Thêm vào đó, việc giám sát và tiêu huỷ toàn bộ các kho vũ khí hoá học ở Syria, ngoài lực lượng chuyên viên quốc tế, c̣n đ̣i hỏi một lực lượng quân sự vơ trang nhưng không chiến đấu vào Syria để canh pḥng và cô lập những cứ điểm tàng trữ đó đến khi chuyển đi để phá huỷ. Hoạt động này đ̣i hỏi thời gian, mà nay hầu như Liên Hiệp Quốc cũng chưa có kế hoạch thực hiện nó.
Thêm nữa c̣n có những mâu thuẫn về chi tiết pháp lư trong nội dung nghị quyết.
Ông Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon tuyên bố ông hy vọng nghị quyết của Hội đồng Bảo An về Syria sẽ là một nghị quyết có tính cách cưỡng hành. Ư của ông có thể là cần có điều kiện buộc Syria phải tuân thủ bằng những biện pháp cưỡng bách nào đó. Trong khi đó báo New York Times hôm thứ bảy viết rằng một trong những điều khoản được thoả thuận giữa Hoa Kỳ với Nga là nếu Syria không tuân thủ Công ước quốc tế cấm vũ khí hoá học, th́ Hội đồng Bảo An sẽ áp dụng những biện pháp quy định trong Chương 7 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, bao gồm những biện pháp cưỡng bách và cả việc sử dụng lực lượng quân sự. ban-ki-moon
Về vấn đề này, giới ngoại giao thông thạo cho biết rằng Nga muốn nói đến Chương 7 như một trong những sự lựa chọn cho Hội đồng Bảo An ở một thời điểm tương lai, để dành sẵn cơ hội cho một nghị quyết bổ túc vào khi cần thiết nếu chẳng may Syria không tuân thủ. Ngược lại Anh Pháp Mỹ muốn ngôn từ của nghị quyết đang thảo luận này đưa ra điều kiện hành động của Chương 7 trong trường hợp Syria tŕ hoăn hay tránh né cách nào đó. Pháp và Mỹ cũng nói họ dành quyền trừng phạt Syria bằng quân sự, là điều mà Nga chỉ trích là bất hợp pháp theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Đến nay ít ai tin rằng nghị quyết có thể được thành h́nh trong tuần này, trước thời hạn Syria phải đệ nạp báo cáo về vũ khí hoá học.
Tuy nhiên vẫn có hy vọng Hội đồng Bảo An có thể biểu quyết xong nghị quyết đó trong tháng 9 này, khi hai bên, Mỹ Anh Pháp ở một phía, Nga ở một phía với Trung Quốc ở đằng sau để tránh đụng chạm trực tiếp, tương nhượng để có thể bắt tay ở một điểm nằm giữa hai lập trường khác biệt.
Theo đó, văn bản của nghị quyết có thể sẽ sử dụng những ngôn từ mang ư niệm tổng quát, không cụ thể, về biện pháp cưỡng hành đối với Syria một khi xứ này tŕ hoăn và Liên Bang Nga ngầm ư đồng ḷng cho sự tŕ hoăn đó.
Việt-Long, RFA