Việc tiêu hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học của Syria không thể xong trước giữa năm 2014 và cũng không có phương án nào giúp đẩy nhanh tiến độ. Mỹ đă tŕ hoăn chiến dịch quân sự ở Syria, đồng ư với đề nghị của Nga cho Syria một cơ hội từ bỏ vũ khí hoá học. Đồng thời, theo tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry, Syria phải thực hiện các cam kết trước giữa năm 2014.
Chuyên gia về các vấn đề vũ khí hoá học của cơ quan Thập tự xanh Nga, Giáo sư Tiến sĩ khoa học kỹ thuật Aleksandr Gorbovski đă trả lời phỏng vấn báo giới về việc liệu Syria có kịp thực hiện việc xử lư và những phương pháp xử lư vũ khí hoá học nào hiệu quả hơn?
- Đến giữa năm 2014, Syria phải tiêu huỷ hoặc đưa ra khỏi nước toàn bộ vũ khí hoá học. Điều đó có hiện thực không?
Theo đánh giá của tôi th́ không. Theo những thông tin hiện có, Syria sở hữu kho vũ khí không dưới 1.000 tấn chất độc trong đạn dược và thùng bể chứa.
Các chất độc có thể là: iprit, sarin và khí V. Không thể tiêu huỷ lượng lớn như vậy trong 2-3 tháng, muốn làm điều đó cần ít nhất 2 năm. Trong thời gian đó phải đưa trang thiết bị tiêu huỷ đến Syria, cho thiết bị hoạt động trôi chảy, huấn luyện nhân viên, đảm bảo an ninh. Không thể làm nhanh hơn được.
|
Chuyên gia về các vấn đề vũ khí hoá học của cơ quan Thập tự xanh Nga, Giáo sư Tiến sĩ khoa học kỹ thuật Aleksandr Gorbovski. |
- Vậy đưa ra những thời hạn như vậy để làm ǵ?
Tôi nghĩ có thể là v́ không ai rơ quy mô kho vũ khí hoá học ở Syria là như thế nào. Chỉ có thể dự báo thời hạn thực sau khi công bố khối lượng kho vũ khí và quyết định cách tiêu huỷ chúng.
- Vậy thời hạn như vậy có hiện thực nếu đưa toàn bộ số đạn dược này ra khỏi Syria? Ví dụ, đưa sang Nga để tiêu huỷ tại các cơ sở tiêu huỷ vũ khí hoá học đă có?
Tôi nghĩ đây là phương pháp không hiệu quả và rất nguy hiểm. Thứ nhất, các nhà máy của chúng ta đang làm việc theo kế hoạch đă được phê duyệt, mà muốn tiêu huỷ các vũ khí của Syria th́ sẽ phải thay đổi chương tŕnh tiêu huỷ vũ khí hoá học quốc gia ở Nga, mà chương tŕnh này đă bị đẩy lùi đến năm 2020, dù theo cam kết với Công ước về cấm vũ khí hoá học, chúng ta phải hoàn tất việc tiêu huỷ tất cả vũ khí vào tháng 4/2012.
Thứ hai, việc chuyên chở vũ khí hoá học trong khi các lực lượng đối lập và bọn khủng bố đang hoạt động là nguy cơ lớn đối với dân cư và mối hiểm hoạ gây ô nhiễm những vùng lănh thổ to lớn. Không thể loại trừ xác suất các hành động khủng bố khi chuyên chở vũ khí hoá học theo đường bộ hoặc đường biển. Chuyên chở thứ hàng này bằng đường hàng không c̣n phức tạp hơn. Chuỗi những sự việc bất ngờ không dự báo trước được có thể đặt việc thực hiện kế hoạch đă được đề xuất nhằm giải quyết t́nh h́nh phức tạp ở Syria trước nguy cơ không thể hoàn thành được.
Chưa ai từng chuyên chở một khối lượng vũ khí hoá học như vậy trong một thời hạn ngắn, hơn nữa lại là theo đường biển. Ở Nga, chúng ta sẽ phải chở thứ hàng này từ cảng đến nhà máy tiêu huỷ qua gần nửa đất nước. Nếu dùng các cảng ở Biển Đen th́ địa điểm gần các cảng này nhất ở tỉnh Bryansk, những địa điểm khác c̣n xa hơn. Các văn bản pháp quy ở Nga cấm vận chuyển vũ khí hoá học, hơn nữa dân chúng Nga sống dọc tuyến đường định vận chuyển khó có thể ủng hộ một việc làm nguy hiểm như vậy.
Vận chuyển đạn dược hoá học là vấn đề nghiêm trọng và tốn kém, về mặt kỹ thuật rất nguy hiểm và chưa được chuẩn bị. Đă có thời kỳ Nga từ chối vận chuyển đạn dược hoá học của chính ḿnh để đưa nguy cơ gây ô nhiễm lănh thổ đến mức nhỏ nhất. Bởi v́ đă có thể thành lập trung tâm tiêu huỷ duy nhất và chở đạn dược từ khắp nơi trong nước đến. Thay cho việc đó chúng ta đă xây nhà máy tại mỗi nơi cất giữ, tất cả có 7 kho. Như vậy rơ ràng là tốn kém hơn, nhưng an toàn hơn.
|
Kho vũ khí hóa học của Syria hiện có không dưới 1.000 tấn. Ảnh minh họa
|
- Liên Xô sản xuất nhiều vũ khí hoá học như vậy để làm ǵ?
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh đó là lời đáp trả của Liên Xô do Mỹ thành lập ở nước ḿnh kho vũ khí hoá học rất mạnh, mà một phần trong đó lại triển khai ở Đức. Liên Xô sản xuất vũ khí hoá học để giành lấy sự cân bằng với Mỹ, điều mà đến cuối những năm 1980 mới xảy ra.
- Vậy ở Syria th́ nó dùng để làm ǵ?
Theo tôi, ở Syria cũng như ở các nước A Rập khác như Libya, Ai Cập, vũ khí hoá học được chế tạo để đối trọng với vũ khí hạt nhân của Israel.
- Phương pháp nào là hiệu quả nhất để tiêu huỷ kho vũ khí hoá học của Syria?
Chúng ta chỉ có tiêu huỷ ngay ở nơi nó được cất giữ. Đầu tiên cần đánh giá và công bố nơi cất giữ vũ khí hoá học và số lượng chính xác của nó cho Tổ chức cấm vũ khí hoá học quốc tế (OPCW). Đồng thời phải tổ chức bảo vệ chắc chắn các căn cứ này.
|
Cần có sự phối hợp tích cực nhất từ Mỹ và cộng đồng quốc tế mới đảm bảo tiêu hủy một cách an toàn nhất kho vũ khí hóa học Syria.
|
Về phần ḿnh, Mỹ phải gây sức ép lên các lực lượng đối lập, nếu họ đă chiếm những căn cứ nào đó cất giữ vũ khí hoá học th́ phải đảm bảo đưa lực lượng ǵn giữ hoà b́nh của Liên Hiệp Quốc đến canh giữ bảo vệ. Sau đó, dưới sự bảo trợ của OPCW và sự hỗ trợ tài chính của các nước khác tham gia Công ước này lập luận về các biện pháp và thời hạn tiêu huỷ và bắt tay vào việc tiêu huỷ mọi kho vũ khí hoá học.
Nga và Mỹ hiện trang bị công nghệ tiêu huỷ tất cả các loại vũ khí hoá học đang có. Tất nhiên, các nước quan tâm phải giúp chế tạo và cung cấp cho Syria thiết bị công nghệ cần thiết để quá tŕnh tiêu huỷ được an toàn. Chỉ sau đó mới có thể nói về thời hạn thực tế hoàn thành việc tiêu huỷ vũ khí này.
Tôi cho rằng, quyết định chính trị có lợi hơn cả cho Syria vào lúc này là tham gia vào Công ước cấm vũ khí hoá học.
- Vậy không thể đưa nhà máy đă có sẵn vào Syria? Ví dụ, chuyên chở đến đó thiết bị từ các nhà máy đă hoàn thành công việc ở Nga.
Việc chuyên chở nguyên cả nhà máy rất đắt và phức tạp. Chúng ta phải tháo dỡ các phân xưởng, sau đó chuyên chở mọi thứ, xây mới các nhà xưởng, lắp đặt thiết bị và đảm bảo mọi đường cấp năng lượng để nhà máy hoạt động.
Đơn giản hơn, nhanh hơn và rẻ hơn là mang đến đó các thiết bị cơ động, giống như nhưng thiết bị đang được sử dụng ở Libiya. Với sự hỗ trợ của Mỹ, Italy và OPCW, tại sa mạc, xa các điểm dân cư ở đó đă thành lập một cơ sở cơ động để tiêu huỷ vũ khí hoá học. Nó đă hoạt động tích cực được 1 năm, và hiện đă tiêu huỷ được một nửa kho vũ khí. V́ vậy nó sẽ phải hoạt động chừng đó thời gian nữa. Có thể dự báo nhịp độ như vậy đối với Syria.
Nguyễn Vũ