Tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Philippines và tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là chủ đề chính của cuộc hội đàm Aquino-Obama tháng tới.
|
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đàm đạo với Tổng thống Mỹ Barack Obama.
|
Thư kư truyền thông Phủ Tổng thống Philippines, ông Ramon Carandang, từ chối cho biết liệu hai nhà lănh đạo có kư các thỏa thuận cho phép có thêm lính Mỹ trên đất Philippines hay không, khi Tổng thống Obama thăm Manila trong hai ngày 11-12/10/2013.
Thư kư truyền thông Carandang nói: “Vào thời điểm hiện nay, tôi không thể trả lời câu hỏi: Liệu hai bên có kư kết một cái ǵ đó trong chuyến thăm của Tổng thống Obama hay không? Những ǵ tôi có thể đảm bảo là các cuộc thảo luận với Mỹ sẽ dẫn đến tăng cường an ninh cho Philippines và đó là lư do tại sao chúng tôi đang tham gia các cuộc thảo luận”. Ông Carandang nói thêm: “Các cuộc thảo luận đă diễn ra… hơn một năm nay. Đang có tiến bộ chậm nhưng ổn định về sự hiện diện luân phiên (của quân đội Mỹ trên lănh thổ Philippines)”.
Thỏa thuận khung về quyền tiếp cận này sẽ cho phép binh sĩ, máy bay, tàu chiến Mỹ hiện diện tạm thời ở Philippines nhiều hơn, phù hợp chính sách “xoay trục” tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương.
Trong một cuộc phỏng vấn trước đó tại Manila, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Chuck Hagel cho biết kết quả cuối cùng của thỏa thuận này sẽ không dẫn đến sự hiện diện lâu dài của quân đội Mỹ trên lănh thổ Philippines. Ông Hagel nói: “Mỹ không t́m kiếm một sự hiện diện quân sự thường trực ở Philippines v́ điều này đại diện cho tâm lư Chiến tranh lạnh lỗi thời. Thay vào đó, chúng tôi đang sử dụng một mô h́nh mới của hợp tác quân sự, phù hợp với quan hệ đối tác-đồng minh (giữa Mỹ và Philippines)”.
Thư kư truyền thông Carandang cũng cho biết các cuộc thảo luận về các tranh chấp hàng hải đang diễn ra với Trung Quốc sẽ là " không thể tránh khỏi " trong cuộc họp giữa hai ông Aquino và Obama. Ông nói: “Người ta không thể tránh thảo luận (về chuyện đó) v́ đó là một phần những nỗ lực của hai bên nhằm tăng cường an ninh hàng hải”.
Ông Carandang nhấn mạnh: “Đó là một trong những vấn đề lớn nhất chúng ta đang phải đối mặt - không chỉ Philippines mà c̣n Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và thậm chí cả Nhật Bản. V́ vậy, việc thảo luận về vấn đề này là không thể tránh khỏi”.
Lê Chân (theo Manila Standard Today)