Ông bạn vàng, nhà văn Thái Chí Thanh - cán bộ đang công tác bên sứ quán Hoa Kỳ - gọi về: "Ông sang Mỹ chơi một chuyến đi. Tôi c̣n ba tháng nữa th́ về. Ông không sang th́ với tôi là hết cơ hội". Tôi trả lời đại: "Đi th́ đi". Thanh làm giấy mời, chưa đến một tuần th́ tôi có giấy mời trong tay, đi làm visa cũng chỉ loanh quanh ba-bốn ngày là xong hết.
Lần này tôi đi đúng là đi chơi, nghĩa là không kế hoạch, không định hướng, không ai giao nhiệm vụ nhắc nhở, chẳng ai nhờ vả, kể cả vợ con cũng chả kịp dặn ḍ... Tôi đi đâu, đến đâu, gặp ai đều do số phận ngẫu nhiên mà thành. Bây giờ ngồi đây, viết những ḍng này, thấy ḿnh đi như chưa bao giờ được đi: Hùng hồn, hào hứng, hối hả. Đi đến đâu đều được đưa đón đầy đủ, đẹp đẽ. Đă đời!
Nước Mỹ rộng lớn và nghiêm ngặt, đông đúc mà trật tự, điều ấy ai cũng đă biết. Tôi sang đúng ngày chính phủ có quyết đinh được mở cửa làm việc lại. Tôi thở phào, thế là ông Obama lại có việc làm! Một cuộc ngẫu nhiên lịch sử, tôi đùa với cô họa sĩ Nguyễn Thị Ḥa - bạn thân của tôi, vợ nhà văn Thái Chí Thanh: Tôi sang đây, việc đầu tiên là "mở cửa cho chính phủ".
Ở Wasington DC ngày đầu, ngẫu nhiên vào Facebook thấy Nguyễn Thanh Sơn cũng ṃ sang, thế là tôi ới. Sơn vớ được tôi, đưa tôi đi thăm khắp vùng trung tâm. Tôi bảo Sơn, h́nh như số phận sắp xếp, anh sang đây là chú phải sang để đưa anh đi chơi vậy. Thăm nhà tưởng niệm Linconl, thăm Nhà Trắng, Nhà Quốc hội, khách sạn Watergate, thăm bức tường tưởng nhớ những người lính tử trận trong cuộc chiến ở Việt Nam và ở Triều Tiên...
Sơn về, họa sĩ Nguyễn Thị Ḥa đă đặt vé cho tôi cùng đi San Francisco, mấy ngày chờ đi San, chúng tôi đi thăm tiếp các bảo tàng. Tôi "cưỡi ngựa xem hoa" ch́m ngập mấy ngày trong không gian của các kiệt tác vĩ đại của nhân loại. Tôi được đến tận nơi, coi tận mắt, ngửi hít không khí, không gian từ các kiệt tác của nhân loại tỏa ra. Tôi chợt nhớ đến các bạn họa sĩ của tôi ở nhà: Lê Thiết Cương, Văn Sáng, Lê Minh, Đỗ Phấn, Trịnh Tú, Đỗ Sơn, Mai San, Thành Chương, Lê Trí Dũng, Đoàn Văn Nguyên...Chắc chắn họ có người đă tới đây và họ cũng ... sướng như tôi.
Đến Hollywood
Khi chưa đến tận nơi th́ trong đầu tôi chỉ mới có khái niệm Hollywood là kinh đô của ngành điện ảnh nước Mỹ, là trung tâm của các trung tâm dịch vụ, sản xuất và kinh doanh phim trường. Tất cả đều đúng nhưng chưa đủ. Chúng tôi mua vé vào xem các dịch vụ.
Trước hết là dịch vụ kỹ xảo phim hoạt h́nh. Phim Mỹ nổi tiếng với các pha mạnh như đua xe tốc độ cao, những cuộc săn đuổi ngoạn mục bây giờ cũng đă trở nên cũ rồi. Kỹ xảo cho phim hoạt h́nh, cho các tṛ chơi bây giờ cũng không xa lạ. Nhưng rất thú vị nếu ta được vào tận nơi, xem các diễn viên đóng phim trong kỹ xảo và ta được là "người trong cuộc" để thưởng thức các cảm giác kỳ lạ, những pha gay cấn tột cùng, những cú đột biến khủng khiếp trong bất ngờ vũ trụ, không gian, của cái sống cái chết, của bất ngờ rồi lại bất ngờ... Hollywood không phải là một cơi riêng.
Trong khu vực phim trường, chúng tôi đi tham quan, không hề có cảm giác đi xem "băi tập", mà là đang hiện diện ở chốn nào đó của thế kỷ thứ XI thứ V thứ III, tức là hiện trường của thế giới qua các thời kỳ của lịch sử loài người. Bây giờ trong phim trường của Hollywood c̣n là khu tham quan, du lịch, là nơi của các dịch vụ kèm theo để kiếm tiền và tạo dựng một chuỗi những dịch vụ không thể thiếu.
Hệ thống đường giao thông của Mỹ, có lẽ là một công tŕnh hoàn hảo vĩ đại nhất thế giới. Mấy anh em chúng tôi "phi" xe thăm hồ Tahoe - một cái hồ dược h́nh thành hai triệu năm trước - một khu thắng cảnh nổi tiếng ở Mỹ. Tahoe là hồ nước ngọt nằm trên độ cao 1897 mét so với mặt nước biển. Với độ sâu 501 mét, hồ đẹp v́ địa h́nh phức tạp và v́ rừng thông.
Xe chúng tôi bon ṛng ră cả ngày mà không phải ngừng, không phải thay đổi tốc độ, không có bất cứ sự cố ǵ. Hai bên đường là rừng. Rừng gỗ và rừng đặc dụng, rừng chắn gió và rừng chắn nước, rừng ở Mỹ cũng được nằm trong quy hoạch, được ngay hàng thẳng lối, khu nào đến tuổi phải chặt là chặt, khu nào để nuôi là để nuôi, chặt đến đâu được trồng ngay đến đó và được chăm sóc như trồng và chăm sóc cây cảnh...
Ở đời có những cuộc t́nh cờ, ngẫu nhiên kỳ lạ. Một tối, tôi đang điện thoại tán gẫu với nhà văn Thái Bá Lợi, chợt anh nhớ ra một anh bạn ở măi Arizona, miền hoang mạc nổi tiếng của người da đỏ, muốn đến đây phải băng qua sa mạc Las Vegas và những miền sa mạc khác tôi không nhớ tên. Tôi nổi máu giang hồ và nhà văn Thái Bá Lợi kết nối điện thoại cho tôi.
Tôi gặp anh Hoàng Văn Quang. Quang vốn là một dịch giả "xịn" ở Đà Nẵng cách nay 25 năm. Hồi nớ chúng tôi đă gặp nhau, biết nhau khi anh dịch sử thi Ấn Độ từ tiếng Anh, rồi dịch "Đêm trắng" của Đoxtoiepxki từ tiếng Nga. Chúng tôi có một số bạn chung nên ới một phát, Quang rộn ràng liền: "Ông ở mô, báo địa chỉ, tui thu xếp việc nhà cái là tới liền. Mấy ngh́n cây số cũng được. Tui đang thất nghiệp nên sẵn đang buồn, đang rảnh, máu giang hồ vặt đang dâng cao, có ông, ta đi mút mùa luôn..."
Xem đánh bạc ở Las Vegas
Bạn hăy tưởng tượng lái xe một lèo chín mười tiếng, băng qua rừng và qua sa mạc để đến chỉ để gặp cái thằng tôi, để cho thằng tôi đi chơi, để nói với cái thằng tôi rằng, ông ưng đi mô mần chi tui cũng chiều, th́ cái thằng tôi nó cảm động đến mức nào. Phải nói thực, tôi cảm động đến mức chả nói được ǵ cho rành mạch.
Tôi bảo Quang, anh thấy đâu hay th́ ta đi. "Trước hết ḿnh qua Las Vegas nghe". "Ồ hay quá". "Nhưng qua đó phải tốn tiền đó nghe" "Tốn là tốn bao nhiêu?" Tôi hỏi. "Chừng vài trăm". "Khoản này anh để tôi" - tôi nói. Tôi thực t́nh cũng có chuẩn bị cho chuyến đi dăm ngàn, bây giờ mới có dịp tiêu đến tiền nên chả có lư do ǵ mà phải phân vân...
Las Vegas lừng danh v́ các ṣng bạc. Cả đời tôi, tôi chưa tham gia một cuộc cờ bạc nào, dù nhỏ. Vậy mà bây giờ tôi lọt vào giữa các lâu đài có hàng ngàn ṣng bạc. Chưa đến đây tôi cũng chỉ h́nh dung là ṣng bạc thế này, ṣng bạc thế kia, bây giờ tới tận nơi, hóa ra lâu nay ḿnh chả biết ǵ. Đây thực chất là các khách sạn và cũng là các ṣng bạc bất tận, hai bốn trên hai bốn. Chúng tôi ở đây ba ngày hai đêm, mỗi đêm tiền khách sạn 136 USD, ăn th́ cứ nhè Macdonan, cái anh này dễ chén mà giá cả phải chăng. Uống th́ thỉnh thoảng cầm chai bia, chai nước ngọt.
Đi lại trong các lâu đài có tàu điện, xe bus, người ta di chuyển theo các phương tiện công cộng không mất tiền. Trong các lâu đài ngờm ngợp người, xoay quanh các ṣng bạc là ngờm ngợp các dịch vụ vui chơi. Số tôi cũng hên, đến đây đúng dịp lễ Haloween, tức là lễ Ma Qủy, hay c̣n gọi là lễ hội hóa trang. Cả nước Mỹ ngập tràn trong không gian lễ hội. Đêm trắng đêm, ngày trắng ngày, người ta mặc trang phục, đeo mặt nạ đủ kiểu, vừa đi vừa múa hát, chen chúc nhau... Người Mỹ có văn hóa xếp hàng. Ở nơi công cộng chỉ cần có hai ba người cùng muốn một thứ, lập tức hàng được h́nh thành. Văn hóa xếp hàng là biểu hiện sự tôn trọng nhau rất đẹp.
Từ Las Vegas chúng tôi về, một con vực được tạo nên bởi vết nứt khổng lồ. Bây giờ được gọi là Grand Canyon National Park thuộc Arizona. Đến đây, tôi nghĩ ngay tới công viên đá Đồng Văn nhà ḿnh. Tôi nói với anh Quang, về Việt Nam, nếu ông chưa tới công viên đá đá Đồng Văn th́ đấy là một thiệt tḥi lớn.
Bạn hăy tưởng tượng, nơi đây là một cái hố thăm thẳm khổng lồ, một kỳ quan quái dị của tạo hóa được người Mỹ bảo vệ. Họ để nguyên trạng và làm đường cho du khách tới tham quan. Người ta đến đây để ngắm sự kỳ dị của thế giới và ngắm lại chính sự kỳ dị của bản thân ḿnh. Ở dưới cái hố thẳm kỳ khôi kia là cái ǵ? Đến đây, tự nhiên con người thấy tỉnh ra, ngộ ra sự bí ẩn tận cùng của thế giới tự nhiên cũng thăm thẳm và huyền bí, cũng "chả biết mô mà ḍ...".
LaoDong