Huy Phương/Người Việt
Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Đại đang sinh sống tại nơi này.
“Hoàng tử” Bảo Ân. (H́nh: Huy Phương/Người Việt)
Đó là ông Nguyễn Phước Bảo Ân, con trai của bà Lê Phi Ánh, người vợ không hôn thú của cựu hoàng trong thời gian ở Đà Lạt. Bà Phi Ánh có hai người con với cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc Phương Minh sinh năm 1950 đă qua đời tại Mỹ cách đây vài năm và ông Bảo Ân, sinh năm 1951, đang sống tại thủ phủ tỵ nạn, Westminster.
Chúng tôi không gọi ông Bảo Ân bằng hoàng tử như trong văn bản triều đ́nh mà gọi bằng “Mệ” theo lối xưng hô trong hoàng tộc: Con gái, con trai của vua được gọi bằng Mệ, hàng cháu là “Mụ” chứ không phải ai là Tôn Thất, Bửu, Vĩnh... đều được gọi bằng Mệ như nhiều người đă lầm tưởng (1).
Điều đặc biệt không phải v́ ông là một hoàng tử lưu lạc, mà v́ chính ông là người con nối dơi nhà Nguyễn. Cựu hoàng có tất cả 5 người con trai: Con Hoàng Hậu Nam Phương là Bảo Long không có vợ chính thức, Bảo Thăng không có con; con của Thứ Phi Mộng Điệp là Bảo Hoàng chết khi mới 1 tuổi, Bảo Sơn mất khi ông 30 tuổi không có con.
Bảo Ân có hai con, gái là Nguyễn Phước Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và trai là Nguyễn Phước Quư Khang sinh năm 1977. Như vậy, Nguyễn Phước Quư Khang là cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Đại và chắt của ngài là một cặp trai song sinh có tên là Nguyễn Phước Định Lai, Nguyễn Phước Định Luân ra đời năm 2012.
“Mệ” Bảo Ân sinh năm 1951 tại Đà Lạt. Năm 1953, khi cựu hoàng sang Pháp, bà Phi Ánh đem hai con về sinh sống trong một biệt thự trên đường Phùng Khắc Khoan tại Sài G̣n. Ông theo học trường Saint Paul rồi Taberd.
Ngày 4 tháng 10 năm 1955, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm lập ủy ban trưng cầu dân ư truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại, và trở thành quốc trưởng. Theo lời kể của ông Bảo Ân, sau ngày đó, nhiều biệt thự ở Sài G̣n, Đà Lạt và Pháp của bà Phi Ánh đều bị tịch thu, bà và người nhà được lệnh ra khỏi nhà trong ṿng 24 tiếng đồng hồ. Nhiều người đă đến đục tường ngôi nhà v́ nghi có của cải cải cất giấu. Tài sản này là của tư hữu của bà Phi Ánh, v́ chúng ta cũng biết bà Phi Ánh là em vợ của Thủ Hiến Trung Phần Phan Văn Giáo, sinh ra trong một gia đ́nh giàu có, trong khi Cựu Hoàng Bảo Đại rất nghèo, trong thời gian sống rất khó khăn ở Pháp, phải nhờ sự yểm trợ của thân mẫu là bà Từ Cung. Đức Từ Cung đă phải bán nhiều cổ vật của Vua Khải Định để lấy tiền gửi sang cho cựu hoàng.
Sau ngày cựu hoàng bị truất phế, bà con, ngay cả bên gia đ́nh của bà Phi Ánh cũng không ai muốn chứa chấp mẹ con bà, ba mẹ con phải ở nhà thuê, rày đây mai đó.
Trong hoàn cảnh này, bà Phi Ánh đành phải bước thêm bước nữa.
Khi nghe bà Phi Ánh đi lấy chồng, theo đề nghị của nhiều người thân thuộc trong Hoàng Tộc, bà Từ Cung đem Bảo Ân về Huế ăn học.
Chúng ta cũng biết thêm rằng, ngày 25 tháng 8 năm 1945, khi thoái vị làm dân, Cựu Hoàng Bảo Đại đă giao tất cả cung điện như là tài sản của quốc gia, trừ Cung An Định tại làng An Cựu, nơi bà Từ Cung sinh sống, là tài sản riêng, do lương bổng của Vua Khải Định xây dựng nên. Sau đó, chính “công dân” Vĩnh Thụy, bà Nam Phương và các con đă về ở đó một thời gian, trước gia đ́nh tan ră, mỗi người một phương.
Cũng theo lời ông Bảo Ân, sau khi truất phế Bảo Đại, Cung An Định bị chính quyền tịch thu, bà Từ Cung trong lúc đó đang đau yếu phải dọn ra một ngôi nhà nhỏ trong khuôn viên của cung. Tuy vậy trong cuốn hồi kư của Vua Bảo Đại, ông không hề có một lời trách móc oán hận về chuyện bị đối xử tệ bạc này.
Tại Huế, ông Bảo Ân theo học tại trường Thiên Hựu (Providence) do các linh mục quản nhiệm. Ông tâm sự rằng, tuy sống trong một gia đ́nh Phật Giáo thuần thành, ông lại phải theo học từ nhỏ đến lớn tại các trường nhà ḍng, nên ông c̣n thông thuộc kinh Thiên Chúa Giáo hơn một người theo đạo Chúa khác.
Bà Phi Ánh thời xuân sắc. (H́nh: Tài liệu của ông Bảo Ân)
Sau thời gian ở Huế, Bảo Ân trở lên Đà Lạt rồi về Sài G̣n. Tới tuổi quân dịch, năm 1970, chỉ mới có bằng trung học, ông vào quân trường Quang Trung, rồi phục vụ tại Trung Tâm 3-Tuyển Mộ Nhập Ngũ Sài G̣n. Không hiểu v́ lư do ǵ, năm 1972, ông Bảo Ân bị thuyên chuyển ra SĐ3 tại Quảng Trị, nhưng khi ra đến nơi, sư đoàn đă tan hàng nên ông được trở về đơn vị gốc.
Cố gắng đến trường, và cuối cùng, trước khi Sài G̣n thất thủ, ông Bảo Ân là sinh viên năm thứ hai phân khoa Thương Mại tại Đại Học Vạn Hạnh, Sài G̣n.
Sau năm 1975, bà Phi Ánh sống trong cô đơn tại Sài G̣n và qua đời vào năm 1984, ở tuổi 62. Cô Phương Minh, chị ruột của ông Bảo Ân, lấy chồng và lập nghiệp ở Pháp, ly dị, trước tháng 4 năm 1975 về Sài G̣n thăm thân mẫu và bị kẹt lại đây, sau đó được bảo lănh sang Hoa Kỳ lập nghiệp và qua đời vào năm 2012. Phần ông Bảo Ân, lúc đó đă có gia đ́nh nên phải sống dưới chế độ cộng sản thêm nhiều năm nữa, cho đến 1992 mới được gia đ́nh bên vợ bảo lănh sang Mỹ.
Hai nhân vật cuối cùng của gịng Vua Bảo Đại: Nguyễn Phước Định Lai và Định Luân (cháu nội của Bảo Ân). (H́nh: Tài liệu của ông Bảo Ân)
* Đọc thêm: Cựu Hoàng Bảo Đại có gồm cả vợ và t́nh nhân là 8 người với 13 người con (tài liệu đă được ông Bảo Ân hiệu đính):
Vợ:
1. Nam Phương Hoàng Hậu. Có hôn thú, 5 con.
2. Bùi Mộng Điệp. Không hôn thú, 3 con.
3. Lư Lệ Hà. Không hôn thú, không con.
4. Hoàng Tiểu Lan. Không hôn thú, 1 con gái.
5. Lê Thị Phi Ánh. Không hôn thú, 2 con.
6. Vicky (Pháp). Không hôn thú, 1 con gái.
7. Clément. Không hôn thú.
8. Monique Marie Eugene Baudot. Có hôn thú, không con.
Con:
* Với Nam Phương Hoàng Hậu:
1. Thái Tử Nguyễn Phúc Bảo Long (4-1-1936/28-7-2007)
2. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Mai (1-8-1937).
3. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Liên (3-11-1938).
4. Công Chúa Nguyễn Phúc Phương Dung (5-2-1942).
5. Hoàng Tử Nguyễn Phúc Bảo Thăng (9-12-1943).
(Bốn người con c̣n lại của Bà Nam Phương hiện sống ở Pháp.)
*Với Thứ Phi Mộng Điệp, hai người con đầu hiện ở Pháp:
1. Nguyễn Phúc Phương Thảo (1946).
2. Nguyễn Phúc Bảo Hoàng (1954-1955).
3. Nguyễn Phúc Bảo Sơn (1957-1987), tử nạn tại Nhật.
*Với Hoàng Tiểu Lan:
1. Nguyễn Phúc Phương Anh, hiện sống ở Hawaii.
* Với Lê Thị Phi Ánh:
1. Nguyễn Phúc Phương Minh (1950-2012).
2. Nguyễn Phúc Bảo Ân (1951).
* Với bà Vicky
1. Nguyễn Phúc Phương Từ (Pháp).
Ghi chú:
(1) Xem tiếng “Mệ” trang 363, Từ Điển Nhà Nguyễn (XB Nam Việt 2013).