Giờ đây ông Nguyễn đã là một mục sự của Brunswick, ông từ Melbourne đến Canberra với 3 thuyền nhân người Iran để trình bày và đánh động dư luận về tình cảnh thảm não của thuyền nhân năm 2014.
Cali Today News – Khi ông Trí Nguyễn đến Úc năm 1982 với tư cách là thuyền nhân mới 10 tuổi, ông cho hay không bao giờ quên được cảm giác hãi hùng khi chứng kiến hải tặc súng ống đầy đủ cướp tàu của ông.
Giờ đây ông Nguyễn đã là một mục sự của Brunswick, ông từ Melbourne đến Canberra với 3 thuyền nhân người Iran để trình bày và đánh động dư luận về tình cảnh thảm não của thuyền nhân năm 2014.
Trước đây ông cho hay cùng với cha và chị gái, ông không bao giờ được đón tiếp bằng trại giam có rào kẽm gai ở Úc. Trái lại gia dình ông được nhiều vòng tay thương yêu rộng mở với bao nhiêu là thực phẩm, quần áo và cả những bài học Anh ngữ đầu đời.
![](http://iyouphim.com/forum/attachment.php?attachmentid=280554&stc=1&d=1397044347)
Photo courtesy: bordermail.com.au
Ông nói: “Con người mới thực là con người khi chúng ta đón tiếp người lạ, xót thương cho những người đã mất tất cả chỉ vì hai chữ tự do, chúng ta chỉ thực sự là con người khi tranh đấu đòi công lý cho họ”.
Ông đã gặp và lắng nghe nhiều câu chuyện thuyền nhân của những người Iran bỏ nước ra đi mà chị Linda Kasravi là một thí dụ. Chị bị hành hạ ngược đãi ở Iran chỉ vì chị là dân Kurd, nhưng khi đến đảo Chritsmas của Úc, chị bị từ chối.
Ông Trí Nguyễn lên tiếng tranh đấu đòi phải hủy bỏ chương trình thanh lọc thuyền nhân đến Úc khi họ chưa đặt chân dến cả châu Úc. Cùng với chị Kasravi và 2 thuyền nhân Iran nữa, ông đã đi bộ từ Melbourne đến Canberra trong vòng 35 ngày, với 1 chiếc thuyền nhỏ lôi theo, để gióng tiếng chuông báo động tình người.
Trường Giang