“Chúng tôi đă sống và đếm từng phút giây mong vượt qua những thời khắc nóng bỏng ở Ukraina. Mọi thứ diễn ra trong chớp mắt. Bao số phận đă thay đổi".
Anh Hồ Sĩ Trúc, một người Việt đă sinh sống lâu năm ở Kiev, chia sẻ về những diễn biến trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina.
Ngày 20/2
Kiev như muốn vỡ tung bởi sức nóng của làn sóng biểu t́nh. Lồng ngực tôi cũng muốn vỡ tung bởi sự căng thẳng, lo lắng tột độ. Bà con ta ra chợ đến khoảng 12h trưa, khi nghe tin lộn xộn xảy ra ở nhiều nơi trong Kiev, mọi người vội vă dọn hàng và khẩn trương đi mua thêm một số nhu yếu phẩm tích trữ. Tối hôm đó, sau thỏa thuận của chính quyền và phe đối lập, t́nh h́nh dịu đi nhưng vẫn tiềm ẩn xung đột. Bà con gọi điện khuyến cáo nhau tự bảo vệ ḿnh.
Ngày 21/2
Mọi hoạt động gần như ngừng trệ bởi người dân c̣n sợ. Đường phố vắng tanh, cửa hàng đóng cửa. Cảm giác thành phố tê liệt vậy nhưng một số bà con ta hiên ngang ra chợ dù chợ Troeshina rộng mênh mông chỉ có mấy người Việt mở cửa hàng đứng với nhau.
Ngày 22/2
Thành phố b́nh yên trở lại, công sở, trường học, bến tàu xe, cửa hàng… đă hoạt động, nhưng mọi giao dịch gần như ngừng trệ. Điều dễ nhận thấy là các mặt hàng đă rục rịch tăng giá từ 2 -3%.
Ngày 23/2
T́nh h́nh gần như b́nh thường. Sự lo lắng đối với người dân dường như giảm bớt, nhiều người chủ yếu là tầng lớp trẻ tỏ vẻ hoan hỉ trước chiến thắng của phe đối lập. Lớp cao tuổi hơn ít tỏ thái độ bởi có thể dù phải trải qua bao biến cố xưa nay tại đất nước này nhưng họ vẫn chưa thấy dấu hiệu tích cực nào. Hỏi một cụ ông dưới chân nhà ḿnh ở, ông buông lời: “B́nh mới – rượu cũ”. Với tôi quan trọng là lương hưu đă lâu chưa được nhận, mà lúc nhận được chẳng biết mua nổi mấy cân khoai tây.
Ngày 24/2
Đi ra chợ nh́n thấy Tây cũng như ta đứng tụm 3 tụm 7 tán chuyện mà lo về tương lai bất định. Mọi người bảo nhau, chẳng biết cuộc sống sẽ đi về đâu v́ t́nh h́nh ngày càng xấu đi. Nỗi lo lắng xung đột ở Kiev đă di chuyển xuống Crimea nhưng chúng tôi - những người Việt sinh sống tại đây c̣n phải lo thêm bao khó khăn khác. Ngoại tệ tăng giá buộc các mặt hàng khác nhảy theo cũng không kịp. Bán hàng giá cũ c̣n không ai mua huống ǵ giá mới.
Ngày 25/2
Giá cả tiếp tục leo thang khi đồng ngoại tệ đang phi nước đại. Chúng tôi bán hàng nếu bán lẻ hầu như không mở hàng, bán sỉ được một chút chưa kịp hoàn vốn đă lỗ. Chán nản, mọi người quay ra tán chuyện và b́nh luận chuyện nóng hổi là t́nh h́nh thời sự. Hóa ra mọi người vẫn theo dơi sát mọi t́nh h́nh. Thậm chí chị em cũng b́nh luận sôi nổi. Nhiều anh bỗng dưng trở thành những “nhà b́nh luận viên” bất đắc dĩ nên đôi lúc cuộc b́nh luận lại trở thành “khẩu chiến” giữa chợ.
Hiện tại Kiev có chính phủ lâm thời điều hành nhưng chúng tôi vẫn phải bảo nhau cảnh giác bởi v́ đây vẫn là thời điểm “hỗn quân hỗn quan”. Ban đêm các thanh niên bản xứ tụ tập mọi nơi ḥ hét như cả thế giới này đều nằm trong tay họ.
Ngày 26/2
T́nh h́nh thật nóng bỏng, dù hơi thở của chiến tranh đă di chuyển về vùng biên giới. Những bà con đang về Việt Nam ăn Tết chưa kịp sang gọi điện liên tục. Nhiều gia đ́nh giục giă con khẩn trương mua vé về. Nhưng cái sự về cũng đâu đơn giản, nào con cái đang học dở, nào gia sản tích cóp cả nửa đời người đă biến thành nhà cửa, chỗ bán hàng...
Ngày 27/2
Hôm nay ra chợ bà con lại được phen bàn tán. Đêm qua ở gần cửa hàng ở quận Dexnhian, một người Afghanistan bị đánh nhừ tử. Bây giờ những tổ chức tự quản vẫn kiểm soát nhiều con đường, tự kiểm tra xe. Bà con vẫn cứ nhắc nhau thận trọng, buổi tối nên ở nhà.
Chúng tôi bán hàng cảm thấy chán ngắt v́ không bán được cũng khổ, bán được cũng buồn v́ tiền cứ mất giá dần. Ngoại tệ phi nước đại nếu chính quyền lâm thời không t́m ra giải pháp khẩn cấp. Đất nước này vừa có nguy cơ ly khai, vừa hứng nguy cơ phá sản. Một cô khách Tây quen mua của tôi th́ thầm: “Nguy quá đi mất!”. Tôi hỏi luôn: “Chị nghĩ thế nào về t́nh h́nh trước mắt?”
Chị rơm rớm: “Hôm nay lại đổ máu dưới Crimea rồi và chưa thể dừng lại ở đó đâu. Có lẽ chúng tôi không c̣n lối thoát”. “Không đâu chị! Tất cả sẽ kết thúc trong an b́nh, tôi tin đất nước xinh đẹp này sẽ có một kết thúc có hậu”, tôi nói. Động viên vậy nhưng bản thân ḿnh cũng như rất nhiều bà con Việt ở đây ḷng rối như tơ ṿ bởi phía trước là một tương lai bất định.
Ngày 28/2
Hôm nay ra chợ thấy bà con ḿnh bàn luận chuyện hồi hương. Một số ít bà con nếu như không vướng bận đă đặt vé về nước hẳn. Một số bà con nếu thu xếp được th́ về nước một thời gian lánh nạn xem t́nh h́nh ra sao. Đến vợ tôi cũng giục, mua vé về thôi. Tôi hỏi cô giáo của con th́ vẫn c̣n hơn 2 tháng nữa mới kết thúc năm học, xin cho con gái về Việt Nam nếu yên th́ quay sang c̣n không th́ ở nhà đi học luôn. Tất cả đang như một mớ ḅng bong không riêng ǵ cho người bản xứ mà c̣n cho cả chúng tôi - những người con Việt đang xoay xở trong “chảo lửa” Ukraina.
Zing