WESTMINSTER - Chiều Chủ Nhật ngày 27 tháng Tư, 2014 tại Tượng Đài Thuyền Nhân trong khu nghĩa trang Westminster Memorial Park, Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Thuyền Nhân đă long trọng tổ chức “Ngày Thuyền Nhân” để tưởng niệm các thuyền nhân, bộ nhân đă chết trên đường vượt thoát t́m tự do trước, trong và sau ngày 30-4-1975. Đây là năm thứ 5 buổi lễ được tổ chức trang trọng tại đây.
Hai cụ cao niên đem hoa đặt trên phiến đá ghi khắc tên con, cháu ḿnh.
Trước đông đủ quan khách gồm dân cử Việt – Mỹ, các hội đoàn, đoàn thể và đồng hương, hai lá quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ được toán hầu kỳ QL/VNCH rước vào trước lễ đài, mọi người nghiêm chỉnh chào hai lá quốc kỳ đă được bảo vệ bằng biết bao nhiêu xương máu của các chiến sĩ và đồng bào hai nước.
Sau đó, bà Ái Cầm giới thiệu Giáo sư Vân Bằng và hai MC Minh Phượng và Diệp Miên Trường điều hợp chương tŕnh Ngày Thuyền Nhân.
Một thiếu nữ ḍ t́m tên cháu ḿnh đă chết.
Trong diễn văn khai mạc, bà Ái Cẩm nói, “Biến cố kinh hoàng và bi thảm của ngày 30-4-1975 đă có cả triệu người Việt rời khỏi quê hương thân yêu và đă có hàng trăm ngàn thuyền nhân, bộ nhân tử nạn trên chặng đường t́m tự do, nhân phẩm và nhân quyền. Thế giới đă xúc động v́ chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại lại xẩy ra biến cố đau thương đến như vậy, và đó là lư do Hoa Kỳ và các nước tự do dân chủ trên thế giới đă đón nhận người Việt chúng ta đến định cư.”
Các vị dân cử lần lượt được mời lên phát biểu, trong đó Luật sư Nguyễn Quốc Lân đă nêu bật sự kiện thuyền nhân. Ông Lân nói, “Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đă cướp đi biết bao nhiêu mạng sống của người dân vô tội. Chính thảm cảnh của những thuyền nhân đă mất như vậy cho nên chúng ta mới có ḷng thương, ḷng nhân đạo của quốc tế để ra tay cứu vớt hàng loạt những người tỵ nạn chúng ta.
“Cho nên nếu chúng ta là người Việt Nam, chúng ta có mặt ở nơi đây, chúng ta phải biết ơn những người đă bỏ ḿnh nơi biển sâu để chúng ta có cơ hội đến định cư, có cuộc sống ấm no như ngày hôm nay. Việc xây dựng Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân rất là quan trọng, để biểu tỏ ḷng biết ơn của chúng ta đối với những người đă hy sinh để chúng ta có được ngày hôm nay, được sống xứng đáng nhân phẩm con người thay v́ sống trong gông cùm cộng sản, và để các thế hệ con em chúng ta thấy cái giá mà chúng ta phải trả trên đường t́m tự do.”
Cầu nguyện trước Tượng Đài Thuyền Nhân
Sau những lời phát biểu của Hội Đồng Liên Tôn và các dân cử, mọi người xem hoạt cảnh “Đôi Mắt Phượng” do Câu Lạc Bộ T́nh Nghệ Sĩ tŕnh diễn. Đôi Mắt Phượng dựa theo câu chuyện có thật về một nữ sinh Trưng Vương có đôi mắt Phượng, nàng yêu một người lính VNCH, cuộc t́nh đang hứa hẹn nhiều hạnh phúc th́ tai ương đổ xuống, Việt cộng tràn vào cắt đứt mối t́nh của hai người. Hoạt cảnh diễn ra khá cảm động.
Sau đó, ban tổ chức mời Hội Đồng Liên Tôn, qúy vị lănh đạo tinh thần các tôn giáo, quan khách và dân cử đến đứng xung quanh Tượng Đài Thuyền Nhân để cầu nguyện, trong số có khoảng 50 tín đồ Cao Đài mặc đồng phục trắng cùng cầu nguyện.
Tại Tượng Đài Thuyền Nhân, hơn 20 phiến đá lớn đặt xung quanh tượng đài, mỗi phiến đá ghi tên hàng trăm thuyền nhân đă bỏ ḿnh trên biển cả. Có những phiến đá ghi tên cả một gia đ́nh không một ai sống sót. Một thiếu nữ đến ngồi trước một phiến đá, ḍ t́m tên cháu ḿnh rồi lấy tay chà chà trên tên người cháu, nước mắt dàn dụa.
Cạnh đó hai cụ cao niên đem theo mỗi cụ một bông hồng đỏ đến một phiến đá khác, có lẽ hai cụ này đă đến đây nhiều lần nên hai cụ đi thẳng đến phiến đá có tên con, cháu ḿnh, đặt trên phiến đá một cành hoa, thắp một nén hương và lâm râm cầu nguyện. Trên hai mươi phiến đá, chắc chắn chưa ghi đủ tên họ những thuyền nhân, v́ có nhiều gia đ́nh đă chết hết, không một ai sống sót, không thân nhân biết để ghi khắc tên trên mộ đá. Nhưng trên 20 phiến đá với hàng ngàn tên tuổi thuyền nhân đă là bằng chứng hùng hồn tố cáo tội ác của Việt cộng. Nếu họ không xâm chiếm miền Nam, làm sao đồng bào phải bỏ nước ra đi? Phải chết tức tưởi dưới bàn tay bọn hải tặc hoặc chết ch́m dưới ḷng biển cả?
Trên một tấm mộ bia tại trước Tượng Đài Thuyền Nhân, có những ḍng chữ như sau: “Tưởng Niệm đến hàng trăm ngàn thuyền nhân, bộ nhân Việt Nam đă chết trên đường t́m tự do, nhân phẩm và nhân quyền. Gợi nhớ về cuộc hành tŕnh và khổ nạn của hàng triệu người Việt phải rời bỏ quê hương sau tháng Tư 1975 v́ không chấp nhận chế độ cộng sản.
“Lưu truyền chứng tích lịch sử đến các thế hệ mai sau về nguyên nhân sự hiện hữu của người Việt tại Hoa Kỳ và các quốc gia dân chủ, tự do trên thế giới”.
Ngày Thuyền Nhân hôm nay cũng nằm trong “Chuỗi Sinh Hoạt Tưởng Niệm Tháng Tư Đen” do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ và các đoàn thể hợp tác tổ chức.
VD