Một trong những điều kiện để xét duyệt tổ chức cuộc thi sắc đẹp đó là đơn vị chủ quản phải chứng minh khả năng tài chính. Nhưng cuộc thi của thí sinh ném danh hiệu vào thùng rác này không có nhiều kinh phí để tổ chức. Đă thế, cái tên th́ lại khiến các cuộc thi cấp quốc gia cũng phải giật nẩy: Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam.
Cuộc thi Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam vốn là cuộc thi sắc đẹp qua ảnh. Chỉ đến đêm chung kết trao giải, cuộc thi mới được tổ chức trực tiếp trên sân khấu. Hai năm trước, cuộc thi này c̣n tổ chức đơn giản hơn. Mọi thứ đều diễn ra trên webite. Đêm trao giải cũng được tổ chức dạng “offline” để các thí sinh gặp gỡ và trao luôn vương miện.
Ông Phạm Tuân- Trưởng BTC thừa nhận, một trong những vấn đề để cuộc thi này bị “cái khó bó cái khôn” là v́ không có tiền để tổ chức. Sở dĩ thành phần giám khảo của cuộc thi không phải là những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong các cuộc thi sắc đẹp cũng v́ thiếu tiền. “Xin tài trợ bây giờ khó lắm. Chúng tôi cũng muốn mời những người cỡ như siêu mẫu Thanh Hằng, nhưng cát-sê họ đ̣i quá cao, chúng tôi làm sao kham nổi”.
Nghệ sĩ Hồng Liên (giữa) lần đầu làm giám khảo cuộc thi sắc đẹp
Khi được hỏi, lư do v́ sao lại mời nghệ sĩ Hồng Liên, một ca sĩ nhạc truyền thống, lại không hề liên quan ǵ đến cuộc thi sắc đẹp làm giám khảo? Ông Phạm Tuân lư giải: “Đúng là chị Hồng Liên chưa từng ngồi giám khảo bao giờ và cũng chưa có kinh nghiệm ǵ, nhưng là phụ nữ, là người của phái đẹp th́ ai chẳng biết đánh giá về cái đẹp. Hơn nữa, chị nh́n ở các cuộc thi khác mà xem, cuộc nào chả có những người như Giám đốc Sở Văn hóa hay Phó chủ tịch UBND tỉnh ngồi ghế giám khảo. Họ cũng đă bao giờ làm giám khảo đâu?”.
Eo hẹp về tài chính đă khiến cho cuộc thi này không được trải qua những bước căn bản của một cuộc thi như vốn có. Ngay cả việc họp báo, quảng bá cho chương tŕnh cũng không được tổ chức. Không có giấy phép tổ chức nhưng vẫn trưng tên trên website của cuộc thi là “Cuộc thi đă được Sở VH,TT&DL Hà Nội cấp phép”. Ở mức “ao làng” nhưng cái tên cuộc thi lại rất to: Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam”.
Thí sinh Ngọc Bích (trái)- người ném danh hiệu "Người đẹp h́nh thể" của ḿnh vào thùng rác
Nhắc đến những bức xúc của thí sinh Ngọc Bích, người đă ném danh hiệu của ḿnh vào thùng rác v́ cho rằng cuộc thi không công bằng, ông Phạm Tuân tố ngược lại thí sinh: “Nếu thấy cuộc thi này là “ao làng” th́ sao không bỏ thi ngay từ đầu mà vẫn tham gia cho đến tận đêm chung kết? Chẳng phải v́ thấy ḿnh không được giải nhất th́ mới bức xúc và cay cú và trao giải nhất cho cô ấy th́ mới gọi là công bằng? Người giải nhất phải là sự hội tụ của rất nhiều yếu tố chứ không phải chỉ đơn thuần là có gương mặt đẹp. Cho nên sau hành động của cô Ngọc Bích đă bị rất nhiều người lên án, cho rằng cô này mượn cuộc thi để tạo scandal”.
Ngoài việc xử lư sai phạm của đơn vị tổ chức th́ trách nhiệm của cơ quan quản lư có vô can?
Hiện tại, dù biết hành động của Ngọc Bích là “chà đạp lên thương hiệu của cuộc thi” nhưng vốn dĩ những sai phạm của “Nữ hoàng sắc đẹp” là không nhỏ nên BTC cuộc thi này đành ngậm bồ ḥn làm ngọt chứ không dám kiện cáo hay “làm tới”. Ngay sau khi được phản ánh về cách thức tổ chức của cuộc thi này, Cục nghệ thuật biểu diễn, Sở VH,TT&DL đang gấp rút vào cuộc để xử lư, nhưng cũng cần đặt câu hỏi và trách nhiệm ngược lại với các cơ quan chức năng.
Cuộc thi diễn ra gần 2 tháng (từ ngày 23/5 đến 13/7/2014), đêm chung kết diễn ra tại Trống Đồng Palace Hà Nội, cuộc thi cũng có website đàng hoàng, nhưng không được cơ quan chức năng phát hiện cho đến khi báo chí vào cuộc. Hơn nữa, đây cũng là năm thứ 3 cuộc thi này được tổ chức. Ngoài việc xử lư sai phạm của đơn vị làm ra cuộc thi, thiếu xót này của đơn vị quản lư sở tại có được đề cập tới?
Thanh Hà
GD