Tâm Việt/NV
Vào ngày 13 và 14 Tháng Chín tới đây, Nghị hội Toàn quốc Người Việt tại Hoa Kỳ sẽ nhóm họp đại hội lần thứ 29 ở Falls Church, Virginia. Được biết, tổ chức Nghị hội, một trong những tổ chức hiếm có của người Mỹ gốc Việt hoạt động ở tầm mức quốc gia, đă thành lập từ tháng 8 năm 1986 và họp đều đặn hàng năm từ đó đến nay, tổng cộng là đă qua 28 đại hội hằng niên.
![](http://iyouphim.com/forum/attachment.php?attachmentid=310126&stc=1&d=1409300345)
Hai đại diện của Giám Sát Viên Janet Nguyễn trao bằng tưởng lục cho Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích (giữa) tại Nghị Hội Toàn Quốc năm 2013. (H́nh: Linh Nguyễn/Người Việt)
Hai vế quen thuộc của Nghị hội
Được hỏi đâu là những đặc điểm của Nghị hội, Dược Sĩ Nguyễn Mậu Trinh, một người gắn bó với Nghị hội từ đầu và hiện là chủ tịch Ban Chấp Hành, cho biết:
Thứ nhất, Nghị hội cố gắng phản ánh quan điểm chung của gần 2 triệu người Mỹ gốc Việt trên những vấn đề liên hệ đến cộng đồng của chúng ta trên đất Mỹ. Những vấn đề như kiểm kê dân số, giáo dục con em chúng ta trong môi trường học đường Mỹ, các vấn đề của người Việt cao niên (Dược Sĩ Nguyễn Mậu Trinh c̣n là chủ tịch Hội Người Việt Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn), các vấn đề y tế liên quan đến sức khỏe của người Mỹ gốc Việt như các bệnh lao phổi, ung thư tử cung, v.v...
Ngoài ra, Nghị hội c̣n tổ chức hàng năm một khóa huấn luyện tuổi trẻ VN mang tên VAYLC (tắt cho Vietnamese American Youth Leadership Conference) thường là vào đầu Hè để giúp các em t́m ra con đường phục vụ cộng đồng của ḿnh.
Thứ hai, Nghị hội không quên là chúng ta c̣n một quê hương ở bên kia bờ biển Thái B́nh Dương vẫn đang cần đến chúng ta. Bởi đó là gia đ́nh, anh em, bạn bè chúng ta - không riêng ǵ ở miền Nam mà giờ đây c̣n cả ở miền Bắc vẫn mong được sự tiếp tay của chúng ta để thoát khỏi những sự kềm kẹp của một chế độ thoái hóa, nô lệ ngơ hầu xây dựng được một nước dân chủ với đầy đủ các quyền dân cũng như quyền con người trong tương lai không xa. Đó thường được định nghĩa là “vế thứ 2” của Nghị hội. Như trong quá khứ Nghị hội đă có công xây dựng Đài Tiếng Nói Tự Do (tức Đài Irina) ở Mạc Tư Khoa (1991-92, làm chung với Tổ Chức Phục Hưng); vận động cho Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia, tức RFA) cùng với một số tổ chức khác ở Mỹ, bắt đầu phát thanh về VN từ tháng 2, 1997 và c̣n tồn tại đến ngày nay; làm việc tay trong tay với tổ chức Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị VN (của bà Khúc Minh Thơ) để có chương tŕnh H.O. hay xây dựng những định chế liên quốc gia nhằm xây dựng sự đoàn kết của người Việt hải ngoại (Tổng Liên hội Người Việt Tự Do, 1991 93; Hội Nghị Liên Kết NVTD, 1995 2000; hai Hội nghị Diên Hồng Hải ngoại Bảo toàn Lănh thổ, 2002, 2004; HMDC, từ 2002 tới nay...).
Những vấn đề mới đ̣i hỏi những tiếp cận mới
“Sang thế kỷ 21, thế giới chuyển biến rất nhanh, đ̣i hỏi ở chúng ta những cách tiếp cận mới,” ông Nguyễn Ngọc Bích, chủ tịch (Hội Đồng Điều Hợp Trung Ương) Nghị hội, nhận định. Theo ông, có những xu hướng mạnh như sự toàn cầu hóa (“globalization”) buộc ta phải bỏ những cách tiếp cận riêng lẻ, thiếu phối hợp mà cần phối hợp ở mức toàn cầu, không riêng ǵ giữa các cộng đồng hải ngoại với nhau mà c̣n cả với ở trong nước, nhất là với tuổi trẻ trong nước, những người sinh sau 1975 và không c̣n mang chút nào mặc cảm hay hành trang từ thời chiến tranh, từ thời nội chiến.
Thứ hai, bây giờ là thời đại của tin học, của Facebook và Twitter, của sự phá vỡ hết mọi bức tường ngăn cách trong ngoài, thậm chí c̣n làm lung lay cả lằn ranh Quốc-Cộng quen thuộc trước kia. Đây cũng là thời đại của sự san bằng các trở ngại địa lư hay thời gian, con người làm việc trên cơ sở 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm, đêm ngày bất kể. Và đặc điểm quan trọng nhất là sự chuyên hóa (“specialization”), không có bao nhiêu chỗ cho sự hiểu biết nửa vời, tài tử.
Như một vấn đề đang làm nhức óc cả nước và cả hải ngoại, vấn đề chủ quyền biển đảo của VN ở Biển Đông. Ta cần những người nắm chuyên môn: lịch sử, địa lư, luật pháp, công pháp quốc tế (về chủ quyền biển đảo, về Luật Biển 1982), quan hệ quốc tế (ASEAN, quan hệ tay ba, tay tư... như quan hệ tam giác Trung Việt Mỹ, v.v.), các vấn đề quân sự an ninh quốc pḥng, và nhất là tiếng nước ngoài để bảo vệ lập trường chính đáng của VN. Nghĩa là hơn bao giờ hết, người Việt hải ngoại, v́ có sinh ngữ, v́ có những quan hệ với các chính phủ trên thế giới, v́ có bạn bè khắp năm châu, v́ có người trong các tổ chức truyền thông đại chúng, có một vai tṛ trọng lượng bảo vệ chủ quyền của chúng ta.
Những đề tài nóng bỏng
Bởi trên đây là những suy nghĩ đằng sau Đại hội 29 của Nghị hội năm nay nên, theo ông Bích, chương tŕnh đại hội đă có những tiết mục như sau trong hai ngày Thứ Bảy, 13 tháng 9 và Chủ Nhật, 14 tháng 9 như sau:
Sáng Thứ Bảy sẽ có phần tŕnh bày về những kích thước của cộng đồng người Mỹ gốc Việt dựa vào những con số thông kê mới nhất mà ta có được, kể cả sức mạnh kinh tế của gần hai triệu người Mỹ gốc Việt.
Sau đó là phần tŕnh bày về quan hệ Mỹ-Việt với những diễn tiến mới nhất (cuộc thăm viếng của Phạm Quang Nghị, tiếp theo là chuyến đi Hà Nội của ba thượng nghị sĩ Mỹ, Bob Corker, John McCain và Sheldon Whitehouse, rồi cuộc thảo luận 4 ngày ở Hà Nội giữa Tướng Martin Dempsey với các quan chức quân sự ở Hà Nội...), kể cả ảnh hưởng của những phiên ṭa về nhân quyền như vụ xử ở Cao Lănh của bà Bùi Thị Minh Hằng, ông Nguyễn Văn Minh và cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (hôm 26 tháng 8, 2014) hay vụ ân xá sắp tới nhân ngày Lễ Quốc Khánh 2.9 của Hà Nội v.v... Đặc biệt đáng theo dơi buổi hội luận này là ngoài những tiếng nói có uy tín ở ngoài này, chúng ta sẽ c̣n có một tiếng nói rất được sự chú ư từ trong nước và mới ra ngoài này gần đây. Như vậy, chúng ta sẽ có một cái nh́n đầy đủ hơn, của người trong nước cũng như của người hải ngoại.
Mấy đề tài khác
Bên cạnh những đề tài như “Quan hệ Mỹ-Việt” hay “Một giải pháp cho vấn đề Biển Đông,” Đại hội Nghị hội năm nay c̣n có những đề tài đánh dấu cách tiếp cận mới mẻ của Nghị hội như:
Nỗ lực hợp tác với Vietnam Film Club để sản xuất những phim (hay DVD) giá trị về lịch sử cận hiện đại VN. Như nhiều người trong chúng ta đă được xem bộ phim (có in thành DVD) rất quư về quốc kỳ và quốc ca Việt Nam mang tên Hồn Việt (có phiên bản tiếng Anh mang tên The Soul of Vietnam), hiện Vietnam Film Club đang sản xuất và làm gần xong một cuốn phim về lịch sử hiện đại của VN, trong đó những chương như “Cải Cách Ruộng Đất,” “Nhân Văn Giai Phẩm,” “Huế Tết Mậu Thân,” “Cai Lậy” hay “Trại Cải Tạo” đă hoàn tất và được người vào xem rất đông đảo, đặc biệt là các thành phần trẻ ở trong nước. Hiện VN Film Club cũng đang cộng tác với một tổ chức ở bên Úc để ra một cuốn phim cập nhật hóa về hiểm họa Trung Cộng đối với tiền đồ đất nước.
Sang ngày Chủ Nhật, 14 tháng 9, Đại hội sẽ có phần tŕnh bày về nỗ lực xây dựng và huấn luyện tuổi trẻ hàng năm mà Nghị hội đă đỡ đầu từ năm 1999, được biết dưới tên VAYLC (đọc là “Vê lách”). Được biết các khóa huấn luyện VAYLC của Nghị hội trong thời gian qua cũng đă giúp được cho hàng trăm em hiện đang phục vụ cộng đồng trên khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ, góp một bàn tay hữu ích cho việc xây dựng cộng đồng ở xứ này.
Về nhân quyền, Nghị hội cũng làm việc với các tổ chức nhân quyền quốc tế (như Human Rights Watch, Amnesty International hay Ân Xá QT, Committee to Protect Journalists, Reporters sans Frontières v.v.) và nhất là Mạng Lưới Nhân Quyền VN, trụ sở ở California, để bảo vệ cho các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ ở trong nước.
Về quyền lao động, người của Nghị hội cũng làm việc với Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động VN, thành lập năm 2006 ở Vác-sa-va, Ba Lan, để thúc đẩy phong trào Công Đoàn Độc Lập ở trong nước, như Lao Động Việt mà Đỗ Thị Minh Hạnh là một biểu tượng sáng chói.
Đó là những đề tài hấp dẫn mà sẽ được tŕnh bày ở Đại hội 29 của Nghị hội năm nay vào cuối tuần 13 và 14 tháng 9 tới đây. Tưởng cũng nên biết, ngày đầu của Nghị hội họp (13 tháng 9) là đúng vào cùng ngày với buổi ra mắt sách rất nổi tiếng của một tiếng nói trẻ ở xứ này, cuốn Chính Luận của Trần Trung Đạo, được tổ chức vào chiều hôm đó ở Providence Center, cũng ở Falls Church. Người về họp Nghị hội cũng được sắp xếp để sang dự buổi ra mắt sách rất được nhiều người theo dơi này.
Để có thêm chi tiết về Đại hội 29 của Nghị hội, quư vị có thể gọi cho số điện thoại: (703) 971-9178 (số của Nghị hội) hoặc số (301) 461-8490 (Dược Sĩ Nguyễn Mậu Trinh).