Hoàng Duy Hùng trở cờ
Nguyễn đạt Thịnh
Trong những tháng gần cận cuộc bầu cử dân biểu tiểu bang Texas, ứng cử viên Al Hoàng–tên Mỹ của Hoàng Duy Hùng–ra sức đánh rối t́nh h́nh; anh đánh rối bằng cách gán cho đối thủ của anh–dân biểu Hubert Vơ–cái tội chủ trương phá thai.
Phá thai là quyền luật định của phụ nữ Hoa Kỳ, nhưng đạo luật này không thi hành được trong những tiểu bang do đảng Cộng Ḥa nắm quyền hành pháp và lập pháp, như tiểu bang Texas.
Riêng cá nhân ông Vơ, chưa lần nào ông công khai tuyên bố là ông chủ trương phá thai; tuy nhiên, bộ máy tuyên truyền của Al Hoàng vẫn khai thác tối đa điểm này.
Họ c̣n rỉ tai khoe với nhiều người là Al nắm trong tay 100% cử tri của nhà thờ Ngôi Lời Nhập Thể.
Thủ đoạn thứ nh́ của Al Hoàng để đánh rối t́nh h́nh là đề cao cuộc “Cách Mạng Trắng” (CMT) của anh. Đang là nghị viên thành phố Houston, Hùng đem CMT về Đà Nẵng họp với Hội Đồng Thành Phố (HĐTP) Đà Nẵng; vợ chồng anh hănh diện đứng dưới tấm bích chương NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 38 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (29/3/1975 – 29/3/2013).
Al Hoàng c̣n tâm sự với phóng viên tờ báo Thanh Niên online xuất bản trong quốc nội, “Tôi cùng gia đ́nh rời Việt Nam vào đêm 30.4.1975 trên tàu HQ-08,… Anh có thể gọi tôi là Al Hoàng hay Hoàng Duy Hùng cũng được.
Tôi là người theo Thiên chúa, đạo Công Giáo, tên thánh là Louis Gonzaga, mà tiếng Anh viết là Aloysius và được gọi tắt là Al.
“Lúc sinh ra, tên tôi là Hoàng Duy Hùng.
Năm 1975, tôi qua Hoa Kỳ. Năm 1983, tôi nhập tịch và trở thành công dân Mỹ với tên thánh Aloysius Duy – Hùng Hoàng, viết tắt là Al Hoàng. Người Mỹ gọi tôi là Al Hoàng, nhưng người Việt Nam vẫn gọi tôi là Hoàng Duy Hùng và khi tôi mở văn pḥng luật sư th́ họ gọi tôi là luật sư Hoàng Duy Hùng”.
Không chỉ bỏ nhiệm sở HĐTP Houston để cầm cờ CMT về mừng giải phóng Đà Nẵng tại Đà Nẵng thôi, Al c̣n lễ mễ bưng CMT về đến tận tư gia ông Nguyễn Minh Triết để… chống Cộng.
Tờ Thanh Niên online trong nước đăng tiếp tiểu sử tác giả quyển CMT, do chính miệng Al Hoàng kể,
“Thân phụ tôi quê ở Nghệ An và thân mẫu tôi quê ở Quảng B́nh. Năm 1954, hai ông bà di cư vào Nam. Tôi là người con thứ 6 trong gia đ́nh 10 người con.
Trong 10 người đó đă mất 3 người; 2 mất khi c̣n nhỏ ở Việt Nam và ông anh đầu mất năm 1995 ở Mỹ. Thân mẫu tôi mất ở Mỹ năm 2003 và thân phụ tôi mất ở Mỹ năm 2007.
Thân phụ tôi đi bộ băng qua đường ở chợ Fiesta tại Houston, bị một người Mễ nhập cư lậu lái xe ẩu tông vào người, ông được đưa đi cấp cứu nhưng cuối cùng qua đời ở bệnh viện”.
Không ai biết rơ về cái chết của thân phụ Al Hoàng, nhưng nhiều chiến sĩ thuộc Trung Đoàn 45, Sư Đoàn 23 Bộ Binh đă chứng kiến ngày 29 tháng Ba 1975, từ thung lũng Hàm Rồng -Pleiku- ông cầm súng lên trực thăng để 50 phút sau nhẩy xuống Ban Mê Thuột t́m cách giải vây thành phố, trong đó có hậu cứ của Sư Đoàn, và có vợ con ông đang nguy khốn dưới sức tấn công của 3 sư đoàn Việt Cộng có thiết giáp và pháo binh yểm trợ.
Về cái chết của người lính Việt Nam anh hùng này, tờ Thanh Niên viết, “Ngay sau khi thay đổi lập trường chống cộng HDH lập tức bị tố khổ là Việt Gian, là đứa con bất hiếu, khiến cho thân phụ của ḿnh uất ức phải lao đầu vào xe tự tử”.
Ai nói với tờ Thanh Niên chi tiết ông cụ uất ức phải lao đầu vào xe tự tử?
Không ai muốn tin là Hùng lại có thể làm điều nhục nhă đó.
Hùng kể tiếp, “Tôi sinh ra ở Phan Rang năm 1962. Thân phụ tôi đi lính cho chế độ cũ, năm 1966, cả gia đ́nh dọn về Ban Mê Thuột là nơi có Trung đoàn 45 của Sư đoàn 23 Quân lực Việt Nam Cộng ḥa (QLVNCH) trấn đóng.
Năm 1974, tôi gia nhập tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh. Năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ, gia đ́nh tôi đă di tản xuống Phước An trước để t́m đường đi Nha Trang. Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, tôi đi bộ tới Phước An và đoàn tụ lại với gia đ́nh. Rồi gia đ́nh băng rừng, được trực thăng QLVNCH bốc khỏi rừng hoang đem về Nha Trang.
Từ Nha Trang, gia đ́nh chúng tôi đi bộ tới Cam Ranh nhưng phải quay trở lại Nha Trang v́ con cầu ở Cam Ranh đă bị giật sập.
Chúng tôi đi thuyền từ Nha Trang tới Vũng Tàu, rồi từ Vũng Tàu về tới Cư xá Thanh Đa ở Sài G̣n vào giữa tháng 4.1975”.
“Đêm 30.4.1975, gia đ́nh chúng tôi ra bến Bạch Đằng để lên chiếc tàu Hải quân cuối cùng là HQ-08. Chiếc HQ-08 bị chết 2 máy nên lúc ra khơi th́ chạy h́nh chữ Z, ḷ ṃ 8 ngày mới tới được cảng Subic của Philippines.
Tàu lớn của Hoa Kỳ bốc chúng tôi đưa đến đảo Guam. Từ Guam, chúng tôi bay qua Hawaii rồi bay về tiểu bang Pennsylvania để vào trại tạm cư Indian Town Gap.
Cuối tháng 11.1975, Giáo xứ Sacred Heart thuộc tiểu bang Pennsylvania bảo trợ gia đ́nh tôi”.
Sau phần tiểu sử của Hùng, do chính anh tự kể, tờ Thanh Niên nhận xét về anh
“hồi chánh viên” Nghị Viên Thành Phố Houston. Tờ báo viết, “là một thành viên cờ vàng chống cộng có số má được ghi vào sổ b́a đen của Công An VN, cánh cửa trở về của HDH rất hẹp. Nhiệm kỳ làm nghị viên TP Houston là cơ hội hiếm hoi để HDH toan tính cho cuộc hành hương về nguồn của ḿnh danh chính ngôn thuận. Đây chính là thời điểm để HDH toan tính thế nào vừa thênh thang đường về vừa không làm nổi giận băng nhóm cờ vàng”.
“Đây là bài toán nhức óc. Điều dễ dàng nhất để vừa ḷng cờ vàng là HDH phải có phát ngôn tố cộng cứng rắn, phải nói láo, phải hứa hẹn kiên định lập trường cờ vàng và xác định lằn ranh quốc cộng.
Thế nhưng về VN làm nhiệm vụ của một viên chức Mỹ, nhập gia người ta mà cứ moi móc hoạnh họe gia chủ theo luận điệu cờ vàng th́ quá khó cho một người có chút liêm sỉ (!).
HDH chọn thái độ vẫn khẳng định lập trường cờ vàng nhưng tuyên bố chuyến hướng sang… đấu tranh ôn ḥa trực diện. Thế nhưng nào có được yên thân, lập tức HDH bị biểu t́nh phản đối và đặt bom khủng bố”.
Dĩ nhiên trong lập luận tranh cử, HDH không dùng những ngôn từ trắng trợn như tờ Thanh Niên viết về anh, nhưng không ngôn ngữ nào đủ khéo để che giấu được sự thật, và sự thật đó là
bản chất tráo trở sớm đầu, tối đánh của HDH;
anh cũng không phải là một người tị nạn Cộng Sản, không ghê tởm, không thù ghét Việt Cộng như chúng tôi ghê tởm và thù ghét.
Tờ Thanh Niên khẳng định anh chỉ bị bố mẹ dắt lên chiến hạm Chi Lăng để trốn khỏi Việt Nam, chứ chưa đầy 13 tuổi đầu (vào ngày 30 tháng Tư 1975) anh đă gặp “nạn” nào đâu mà cần đi “tị nạn”.
Chúng tôi bầu anh làm nghị viên thành phố Houston, anh rước Việt Cộng về Houston; chúng tôi sẽ không bầu anh vào Hạ Viện tiểu bang Texas, để anh không c̣n cơ hội–nhân danh cử tri Houston–mời Việt Cộng sang đây nữa.
Chế độ Dân Chủ của Hoa Kỳ cho phép anh thân cộng, nhưng chúng tôi, những cử tri Hoa Kỳ, không cho phép anh nhân danh chúng tôi để ve vuốt, nịnh bợ Việt Cộng.
Ngày mùng 4 tháng 11 này chúng tôi sẽ sử dụng lá phiếu của chúng tôi để đuổi anh về với Việt Cộng, bọn người xu nịnh, hạ tiện, đang ác với dân, đang hèn với giặc, và đang dâng biển đảo, dâng đất liền cho Trung Cộng.
Trong sinh hoạt tự do của người Việt hải ngoại, anh cứ tự nhiên cầm cờ “cách mạng trắng” về đứng dưới cờ đỏ để đồng lơa với bọn Việt Cộng bán nước. Nếu c̣n chút liêm sỉ, xin anh để ông cụ thân phụ anh yên nghỉ, đừng nói ǵ với truyền thông trong nước về cụ nữa, dù anh đă kết tội cụ là “đi lính cho chế độ cũ”.
Hơn nữa những người “lính của chế độ cũ”–bạn đồng đội của bố anh–cũng đă chấp nhận nguy hiểm lửa đạn bay vào vùng giao tranh, để “bốc anh ra khỏi khu rừng hoang đem anh về Nha Trang”; và trong ngày 30 tháng Tư đau đớn, đồng bào tị nạn đă co cụm sát vào nhau, ngồi chật lại thêm chút nữa để nhường cho gia đ́nh anh 10 chỗ trên chiếc chiến hạm Chi Lăng què 2 máy, lết theo h́nh chữ Z để măi 8 ngày hôm sau mới tới được Subic Bay, như chính miệng anh mô tả để phóng viên tờ Thanh Niên ghi lại.
Ngoài cái tội chiến đấu bảo vệ đất nước, những người đồng đội của bố anh vẫn yêu thương, đùm bọc anh cho đến ngày anh khôn lớn, lột lưỡi, học hỏi được lời ăn, tiếng nói của chế độ mới. Người tị nạn chúng tôi nh́n nhận anh có quyền tự do t́m đường cộng tác với Việt Cộng, nhưng chúng tôi xin anh đừng v́ nhu cầu tiến thân, mà nhục mạ những người “đi lính cho chế độ cũ” nữa.
Nguyễn đạt Thịnh
|
|