Cuộc khủng hoảng Ukraina không chỉ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước này mà c̣n gây tổn hại không ít cho anh bạn láng giềng là Nga. Nhật báo Le Monde bàn về hồ sơ này với bài đáng chú ư : « Đồng rúp tuột giá mở đầu cho sự lo sợ ».
Tờ báo cho biết, kể từ đầu năm đến nay, đồng rúp của Nga đă mất giá đến 25%. Trong ngày thứ Sáu 07/11/2014 rồi, sự tuột dốc của đồng rúp lại lập kỷ lục mới. Đến mức mà một trong những ngân hàng lớn nhất của Nga là VTB24 đă phải cảnh báo : « Thị trường hối đoái đang tiến gần đến t́nh trạng gây sợ hăi, đe dọa sự ổn định tài chính ». Ngân hàng Trung ương Nga cùng ngày cũng đă ra thông cáo nhấn mạnh đến « những nguy cơ gây mất ổn định tài chính ».
Nguyên nhân trước tiên của sự bất ổn kinh tế Nga, theo tờ báo, đó là t́nh trạng sụt giá dầu hỏa trên thị trường thế giới, mà nguồn thu chính của Nga lại đến từ xuất khẩu dầu hỏa và khí đốt. Các chuyên gia dự báo, tăng trưởng năm tới của Nga sẽ là 0%, thậm chí là -2% hoặc -4%, mặc dù hiện tại dự báo chính thức của chính phủ Nga là 1,2%. V́ thế, ngân sách liên bang sẽ bị thâm hụt. Chính phủ Nga đă phải thiết lập nhiều cơ chế tăng thuế hay tăng giá dịch vụ để bù thâm hụt, và theo một dự thảo luật đang được xem xét tại quốc hội Nga, th́ sẽ có đến 22 lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng.
Thêm vào đó là t́nh trạng lạm phát. Giá tiêu dùng tăng cao. T́nh h́nh càng trở nên nghiêm trọng khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt Nga do vấn đề Ukraina. Chỉ trong tháng này, giá cả đă tăng 8,3%, và theo dự phóng của các chuyên gia th́ con số này sẽ lên mức 10% hoặc 12% vào năm tới. Vừa rồi tại Bắc Kinh, khi đến tham dự Thượng đỉnh APEC, Tổng thống Putin đă lên tiếng chỉ trích các nước đă « âm mưu » điều khiển giá dầu hỏa để gây bất lợi cho Nga. Tuy nhiên ông không nói rơ là nước nào.
Trong một t́nh h́nh như vậy, tuy nhiên, theo Le Monde, chính phủ Putin vẫn không thay đổi mục tiêu tăng 30% ngân sách quốc pḥng. Tờ báo nhắc lại lời của Tổng thống Putin phát biểu hồi cuối tháng 10/2014 rồi với các sĩ quan Nga : « Sẽ không có ǵ thay đổi về chính sách quốc pḥng, bởi v́ những đe dọa trong quá khứ vẫn luôn luôn hiện hữu ».
Đức: Bức tường Berlin đă sụp đổ nhưng quá khứ th́ …không
Hôm qua, Đức kỷ niệm trọng thể 25 ngày Bức tường Berlin sụp đổ, sự kiện đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Nh́n về sự kiện này, Le Monde có bài : « Ở Berlin, lễ hội và tranh căi xen lẫn trong ngày kỷ niệm Bức tường Berlin».
Tờ báo bàn về không khí trang trọng của buổi lễ kỷ niệm, với sự hiện diện của ca sỹ nổi tiếng, buổi ḥa nhạc Beethoven, với gần 7000 chiếc bong bóng biểu trưng cho ḥa b́nh được bố trí dọc theo 15 km của Bức tường năm cũ…
Thế nhưng, bên cạnh không khí mừng vui đó, những sự cố đă xảy ra. Sự cố thứ nhất có lẽ đến từ cựu Tổng thống Nga Mikhail Gorbatchev. Le Monde cho biết, ở Đức, ông được xem là « người hùng » v́ đă không cho xe tăng đến đàn áp người dân ở Ba Lan hoặc đă là ở Đông Đức. Ông đă được tiếp đón trọng thể tại Đức. Thế nhưng, vào hôm thứ Năm 06/11/2014 rồi, chính ông Gorbatchev đă phát biểu là « hoàn toàn tin rằng ông Putin bảo vệ lợi ích nước Nga tốt hơn bất cứ người nào khác ».
Le Monde nhận định : trong khi cuộc khủng hoảng Ukraina vẫn chưa được giải quyết, trong khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Kiev và lực lượng nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraina đang rất mong manh, th́ tuyên bố của ông Gorbatchev, người được phương Tây ca ngợi, như là «một gáo nước lạnh » đối với phương Tây.
Một sự cố khác, đó là nhân sự kiện kỷ niệm Bức tường Berlin, Chủ tịch Quốc hội Đức, Nobert Lammert, đă mời nhà thơ Wolf Biermann đến tŕnh diễn trước các nghị sĩ Đức. Đây là một vinh dự dành cho nhà thơ 77 tuổi, người từng chống đối và từng bị rút quốc tịch bởi chính quyền Đông Đức. Thế nhưng, tại Quốc hội, nhà thơ này không chỉ ca hát, mà c̣n nhân cơ hội đó chỉ trích đảng Die Linke.
Die Linke (Cánh Tả) là một đảng thuộc phe cực Tả mà thành phần chính là những cựu thành viên của Đảng Cộng Sản nắm quyền ở Đông Đức hồi trước (SED). Ngay trước Quốc hội, nhà thơ nói trên đă nới với những thành viên của Die Linke rằng : « Quư vị không thuộc cánh tả mà cũng chẳng phải cánh hữu, mà là những tên phản động. Quư vị là tàn dư của những thứ đă bị vùi chôn trong quá khứ ». Lại một gáo nước lạnh trong ngày kỷ niệm trọng đại.
Thêm vào những sự cố đó là những rắc rối sinh ra trong liên minh giữa các đảng phái. Chẳng hạn như Ở vùng Thuringe thuộc Đông Đức cũ, Đảng Xă hội dân chủ -SPD, sau cuộc bầu cử vùng vừa qua, đă quyết định bỏ liên minh với đảng Liên Minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo-CDU để thành lập liên minh với Đảng Xanh và Die Linke. SPD chỉ dành được 12% số phiếu ủng hộ c̣n Die Linke th́ dành đến 28% số phiếu. Bởi vậy, theo quy định, lănh đạo chính quyền vùng này sẽ là người của Die Linke. Và đó là lần đầu tiên kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ.
Phe bảo thủ đă lên tiếng chỉ trích. Tổng thống Đức, Joachim Gauk, người từng chiến đấu chống chế độ cộng sản ở phía Đông, đă đánh giá tiêu cực sự kiện này và cho rằng : « Những người thuộc thế hệ tôi, những người đă từng biết đến chế độ Đông Đức sẽ phải cố gắng lắm mới có thể chấp nhận sự thật này ». Trong khi đó, Thủ tướng Đức, Angela Merkel, người xuất thân từ Đông Đức, cũng đă lên tiếng chỉ trích quyết định của SPD và đảng Xanh trong việc liên minh với Die Linke.
Về phần ḿnh, Đảng Xanh đă đặt điều kiện với Die Linke khi tham gia liên minh. Điều kiện là như thế này : Die Linke phải thừa nhận rằng Đông Đức là « một nhà nước phi pháp quyền ». Và điều kiện này đă gây tranh căi sôi nổi trong đảng Die Linke. Le Monde kết luận : xem ra, Đức vẫn chưa thể « thanh toán xong nợ nần với quá khứ ».
Lê Phước, rfi