Trung Quốc không chỉ muốn cướp toàn bộ Biển Đông mà c̣n cao hơn nữa. Họ muốn thay thế Mỹ làm trùm thế giới, theo nhận định của một nhà phân tích chính trị ở Hoa Thịnh Đốn.
|
Tàu chiến Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông đầu năm 2014. (H́nh:Navy.81.cn) |
Cuộc va chạm với Việt Nam ở phía nam quần đảo Hoàng Sa hồi Tháng 5-2014 đă qua đi. Tuy Bắc Kinh rút giàn khoan HD981, nhưng không mấy ai tin là mọi nguy cơ xung đột quân sự giữa Việt Nam với Trung Quốc, nói chung là giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, sẽ chấm dứt từ đây.
Hành động ngang nhiên đưa giàn khoan khổng lồ tới ḍ t́m dầu khí ở vùng biển tranh chấp chỉ là hành động mà Bắc Kinh muốn chứng tỏ cho mọi người thấy họ sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự để kiểm soát, đúng hơn là chiếm đoạt, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên rộng tới 3.5 triệu km2.
Tranh chấp chủ quyền lănh thổ khu vực Biển Đông, cả về quyền khai thác hải sản cũng như khai thác dầu khí, đă kéo dài suốt nhiều thế kỷ hoặc ở khu này hoặc ở khu khác, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại bùng phát mạnh vào năm nay?
“Nh́n trên b́nh diện toàn cầu, hiện đang có vấn đề an ninh năng lượng mà tất cả các quốc gia Đông Nam Á, chứ không riêng ǵ Trung Quốc, cần có thêm năng lượng để phát triển.”
Ông Lê Hoài Trung, đại diện thường trực của Việt Nam tại LHQ, nói với đài truyền h́nh CBS trong cuộc phỏng vấn. “Đối với Trung Quốc, vấn đề này với họ c̣n là vấn đề lớn hơn nữa như quư vị có thể đă biết. Từ năm 2009, Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trên thế giới.”
Ông Trung nói thêm “Tôi không nghĩ rằng họ có quyền ḍ t́m dầu khí ở vùng đó.”
Ông Lê Hoài Trung, theo CBS, cũng cho hay Trung Quốc xâm lấn lợi ích chiến lược, địa chính trị và quân sự bằng cách tuyên bố chủ quyền vùng nước chung quanh quần đảo Hoàng Sa (cách bờ biển Việt Nam 200 dặm cũng như cách đảo Hải Nam 200 dặm).
“Khoảng 70% hàng hóa thương mại toàn cầu vận chuyển bằng đường biển mà hai phần ba của tất cả hàng hóa thương mại vận chuyển qua Biển Đông.” Ông Trung nói.
Đó là lư do tại sao Hoa Kỳ tuyên bố có lợi ích quốc gia (trên Biển Đông) và tại sao cả việc sản xuất cũng như vận chuyển dầu lại là trung tâm điểm của tranh chấp, ông Trung nói.
“Trung Quốc ngày càng mạnh hơn.” Ông Trung nói. “Nền kinh tế của họ tăng trưởng theo nhịp độ cao và cùng một lúc, ngân sách quân sự của họ tăng nhanh nhất từ năm 1988 đến nay, ít nhất 10% một năm. V́ thế mà Trung Quốc ở cái thế mạnh hơn.”
Quân đội Trung Quốc phát triển đă trở thành dấu hiệu chớp sáng như đèn neon (báo động) cho Hoa Kỳ và các cường quốc khác.
“Nếu quân đội được sử dụng cho mục đích pḥng vệ, khi đó tôi nghĩ tất cả các láng giềng sẽ bớt lo ngại.” Ông Trung nói với CBS. “Nhưng nếu các láng giềng thấy quân đội được dùng cho các mục đích khác không phải theo bản chất tự vệ, khi đó trở thành quan ngại cho bất cứ nước nào, không riêng ǵ Việt Nam”.
Mưu tính nằm ở đằng sau các hành vi ngang ngược ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực có thể phức tạp, và liên quan đến những tranh chấp nội bộ và lợi ích của một số lănh tụ ở Bắc Kinh nhằm thay đổi quan điểm của thế giới về cái nước khổng lồ, theo bà Elizabeth Economy, một phân tích gia kỳ cựu và là Giám đốc Nghiên cứu Á Châu của tổ chức nghiên cứu chính trị 'Hội đồng Quan Hệ Đối Ngoại' ở Hoa Thịnh Đốn.
Bà Economy chỉ ra rằng chuyện lộn xộn hồi Tháng 5 vừa qua “không phải là lần đầu mà người ta thấy hành vi ngang ngược của một số tay 'diễn viên' hải quân Trung Quốc khác nhau. Họ đă từng đâm tàu Nhật, tàu Philippines. Chuyện này (đâm tàu cảnh sát biển và tàu cá Việt Nam) chỉ là loại hành vi ngang ngược mới nhất của Trung Quốc”.
Cái nguy hiểm nhất, theo bà Economy, là cái thứ hành vi đó có thể dẫn đến “một thứ tính toán sai lầm, một thứ rủi ro và khi chúng phối hợp với tinh thần dân tộc mà chúng ta thấy ở các nước này, người ta sẽ thấy một thứ xung đột tầm mức nhỏ trở thành một cuộc xung đột quân sự toàn diện.”
Ư muốn của Trung Quốc, theo bà Economy nói, là không muốn bị đẩy vào phân giải xuyên qua tập thể khu vực như ASEAN, mà muốn khẳng định sức mạnh để rồi đàm phán trực tiếp với các láng giềng nhỏ hơn của họ.
“Khi họ cắm giàn khoan, lúc đó họ đang ở giữa các vụ thương thuyết với Việt Nam về hợp tác phát triển tài nguyên. Cho nên, tôi nghĩ họ chỉ muốn nối lại các cuộc đàm phán, và họ cảm thấy họ ở thế thượng phong cho cái loại đàm phán như vậy.” Bà Economy nói.
Cho dù Trung Quốc ở thế thượng phong, Việt Nam vẫn có thể có quân bài chủ.
“Tháng 5 năm tới, họ (TQ) dự tính đem giàn khoan trở lại. Nên tôi nghĩ Trung Quốc sẽ thuyết phục Việt Nam đừng đem vụ việc ra ṭa án quốc tế v́ đó là cái thế mạnh đáng kể mà Việt Nam có.” Bà Economy giải thích.
“Đây là một phần của chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc.” Bà Economy nói thêm. “Nó liên quan đến giấc mộng Trung quốc của chủ tịch Tập Cận B́nh, với một kiểu 'chúng ta đang làm sống lại một nước Trung quốc vĩ đại'.Trung Quốc nghĩa là vương triều ở trung tâm (thế giới), và đó là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn ḥa nhập Á châu cả về kinh tế và chiến lược mà tất cả mọi con đường đều dẫn tới Bắc Kinh.”
Cơ quan Thông Tin Năng Lượng Mỹ (EIA) ước lượng Biển Đông có trữ lượng khoảng 11 tỉ thùng dầu và 190 triệu tỉ mét khối khí đốt. Nhưng bà Economy cho rằng không phải chỉ v́ dầu khí.
“(Dầu khí) không phải là trọng tâm của tranh chấp.” Bà Economy nói. “Thật ra, ở giữa cái này, là tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa trên lịch sử, cái họ tin là một phần của lănh thổ quốc gia, trở ngược lại nhiều thế kỷ trước. Trung Quốc bây giờ có khả năng kinh tế và quân sự để thể hiện những tuyên bố chủ quyền đó, và quư vị thấy một lănh tụ Trung Quốc có tinh thần quốc gia cao ở thời điểm này, và là người hoàn toàn quyết đoán và sẵn sàng cố thực thi tuyên bố chủ quyền, cho nên điều này, trong nhăn quan của họ, đây là thời điểm của Trung Quốc”.
“Khi chủ tịch Tập Cận B́nh vừa lên nắm quyền, ông ta ngay lập tức thăm viếng tất cả các tư lệnh quân đội. Ông ta nói về một yếu tố của giấc mơ Trung Quốc là một quân đội hùng mạnh, có khả năng không những bảo vệ Trung Quốc mà c̣n theo đuổi các tuyên bố chủ quyền lănh thổ. Đây là một phần của viễn ảnh lớn hơn mà theo tôi sẽ thấy Trung Quốc tiếp tục đầu tư rất mạnh mẽ cho quân đội.” Bà Economy nói.
Bà Economy cho rằng các nhóm khác nhau ở Trung Quốc hiểu khác nhau về mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ. Có những người muốn hợp tác với Mỹ, tức những người muốn thấy tương lai của hai quốc gia liên quan chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên cũng có nhóm đáng kể trong thượng tầng cai trị ở Trung Quốc nh́n thấy “mặt trời đang lặn đối với vị thế chúa trùm của Mỹ”.
Cái nhóm lănh tụ Trung Quốc này, theo bà biện luận, “muốn lật nước Mỹ”.
Các biến cố ở khu vực vào mùa xuân và mùa hè vừa qua ở khu vực không được nhiều nước ở khu vực bầy tỏ quan tâm lắm khi nghĩ đến thách thức sức mạnh ngày càng tăng cao của Trung Quốc.
“Chúng tôi coi trọng t́nh bằng hữu với Trung Quốc.” Đại sứ CSVN Lê Hoài Trung nói. “Trung Quốc là nước láng giềng và chúng tôi có nhiều điểm chung và chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể hưởng lợi từ sự phát triển của Trung Quốc”.
Lượm nhặt được một miếng từ sự tăng trưởng của Trung Quốc có thể là điểm then chốt. Đông Nam Á, ông Trung chỉ ra, từng có chiến tranh trong các thập niên 50, 60 và 70 và chẳng có ai muốn quay trở lại xung đột.
Bà Economy cho rằng khung cảnh đang thay đổi. “Lần đầu tiên, chắc chắn là trong 150 năm qua, Trung Quốc cảm thấy họ có khả năng quân sự để thực thi các tuyên bố chủ quyền.” Bà nói.
(TN)