Cứ tiếp tục xuất khẩu theo cách này có khác nào Việt Nam bán sức lao động giản đơn cho nước ngoài với giá rẻ và luôn ở thế thua thiệt.
GS.TS Đặng Đ́nh Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội trao đổi với Đất Việt về những dự báo lạc quan của Pḥng Thương mại Mỹ về xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước này.
PV: - Việt Nam vừa đón nhận tin vui khi Pḥng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam dự báo xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong năm nay đạt khoảng 29,4 tỉ USD, lần đầu tiên đứng đầu ASEAN về xuất khẩu vào thị trường này. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong các năm tới và đến năm 2020 Việt Nam sẽ bỏ xa các nước c̣n lại trong khu vực.
Ông đón nhận tin vui này với tâm thế thế nào? Nếu dự báo này thành hiện thực, Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu lớn thứ bao nhiêu của Việt Nam?
GS.TS Đặng Đ́nh Đào: - Nếu như dự báo của AmCham về xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ trong năm nay, lần đầu tiên đứng đầu ASEAN về xuất khẩu vào thị trường này thành hiện thực th́ đây là một kết quả vượt trội và rất đáng khích lệ đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam.
Thực tế năm 2013, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đă đạt 23,87 tỷ USD và 10 tháng năm 2014 ước đạt 23,69 tỷ USD nên với nhiều triển vọng xuất khẩu sang thị trường này về các ngành hàng chủ lực như dệt may, giày dép và thủy sản th́ khả năng đạt mức 29,4 tỷ USD trong năm 2014 là hoàn toàn có cơ sở và như vậy thị trường Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong năm 2014 thay v́ vị trí thứ 2 sau châu Âu năm 2013.
Đây là điều đáng mừng cho hoạt động ngoại thương Việt Nam năm 2014. Điều quan trọng nữa là một khi hàng hóa của Việt Nam đă xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ - một thị trường rất nhiều luật lệ quy định về kỹ thuật và chất lượng th́ hàng hóa Việt Nam sẽ có cơ hội và điều kiện thuận lợi hơn nhiều để xâm nhập vào các thị trường khó tính khác trên thế giới. Nhưng một điều đáng được quan tâm hiện nay là thặng dư thương mại lớn với thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là từ kim ngạch xuất khẩu hầu hết là hàng gia công, các mặt hàng dệt may, giày dép!
Mặc dù tỷ trọng hàng chế biến hoặc tinh chế, đă có những cải thiện đáng kể như điện thoại các loại và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép có nâng lên nhưng vẫn là gia công lắp ráp, giá trị mang lại cho Việt Nam là quá thấp! Mặt khác, nhập khẩu thiết bị máy móc, công nghệ nguồn từ thị trường Hoa Kỳ lại quá hạn chế, cần phải được đẩy mạnh hơn, tích cực hơn trong những năm tới. Đây là hướng đi rất quan trọng của bất kỳ quốc gia nào khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.
|
GS.TS Đặng Đ́nh Đào. Ảnh: Tuổi trẻ |
PV: - Cũng theo công bố của AmCham, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ lớn nhất là dệt may – da giầy, thủy sản, đồ mỹ nghệ, quả thanh long…, trong đó dệt may có tốc độ tăng trưởng vào Mỹ mạnh mẽ nhất.
Ông có thể cho biết, có bao nhiêu % sản phẩm dệt may nhập khẩu sang Mỹ từ các công ty 100% vốn Việt Nam hay các công ty liên doanh mà phía Việt Nam là nhà đầu tư chính, bao nhiêu % là từ doanh nghiệp FDI đóng tại Việt Nam?
Ngay trong trường hợp thứ nhất, Việt Nam nhận được về bao nhiêu khi đầu vào của dệt may lại nhập chủ yếu từ Trung Quốc, thậm chí ngày càng tăng?
GS.TS Đặng Đ́nh Đào: Trong điều kiện số liệu thống kê như hiện nay, thật khó mà trả lời thật cụ thể về vấn đề này, nhưng có một điều dễ nhận thấy, mặt hàng dệt may, giày da của Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng cao vào thị trường Hoa Kỳ.
Năm 2013, mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường này là hàng dệt may đạt 8,6 tỷ USD (tăng 15,5% so với năm 2012); giày dép các loại đạt 2,6 tỷ USD (tăng 17,3%); sản phẩm gỗ đạt 2,0 tỷ USD (tăng 12,2%); thủy sản đạt 2,6 tỷ USD (tăng 15,1%) và sang 9 tháng năm 2014 thị trường Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, đạt 7,36 tỷ USD (tăng 15,5%). Đây là kết quả đáng mừng và tự hào về xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ. Tuy vậy, cũng như năm 2013 xuất siêu vào các thị trường, trong đó đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ cơ bản thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Tôi đồng t́nh với quan điểm cho rằng, dù xuất khẩu khu vực này phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm cho người lao động nhưng hiệu quả mang lại cho tăng trưởng kinh tế không cao do khu vực FDI chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp.
Điều này lại càng cho thấy rơ ở khu vực các doanh nghiệp trong nước luôn phụ thuộc nguyên liệu đầu vào dệt may lại nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và thậm chí ngày càng tăng. Cho nên giá trị mang lại cho tăng trưởng kinh tế và giá trị gia tăng c̣n thấp hơn nhiều so với khu vực FDI. Đây là mặt trái của tấm huy chương về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời gian qua mà có lẽ sẽ c̣n phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc mới có thể thay đổi được t́nh h́nh như hiện nay.
PV: Tương tự, đối với ngành thủy sản, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tuy nhiên các sản phẩm thủy sản của Việt Nam khi vào thị trường Mỹ lại thường xuyên vấp phải việc bị kiện chống bán phá giá, nghĩa là bán với giá rất rẻ. Điều này có nghĩa nếu có tăng trưởng dường như chỉ có tăng về số lượng chứ không tăng về chất lượng và giá trị gia tăng.
Nếu tiếp tục theo cách này th́ cái Việt Nam nhận về sẽ là ǵ và đó có phải là cách phát triển lâu dài và bền vững hay không?
GS.TS Đặng Đ́nh Đào: - Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ nhiều năm nay và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm hàng nông sản. Năm 2013, hàng thủy sản xuất sang thị trường Hoa Kỳ đạt 1,46 tỷ USD, tăng 25,5% và 9 tháng năm 2014 hàng thủy sản xuất sang Hoa Kỳ đạt ở mức cao, đứng đầu các thị trường chính của thủy sản Việt Nam với kim ngạch đạt 1,28 tỷ USD, tăng 26,8%.
Đây là kết quả đầy ấn tượng về mặt hàng này trong bối cảnh t́nh h́nh thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn hiện nay. Nhưng khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ về hàng thủy sản th́ thủy sản của Việt Nam khả năng cạnh tranh c̣n thấp, tăng trưởng thiên về số lượng, không tăng về chất lượng và giá trị gia tăng, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam c̣n phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài. Năm 2013 chỉ tính riêng thức ăn gia súc và nguyên liệu phải nhập khẩu tới 3 tỷ USD, tăng 23,6%.
Thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thường gặp trở ngại do chất lượng sản phẩm, gần đây xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Mỹ gặp khó khăn, bị trả lại hàng liên tục do cá nhiễm khuẩn… Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang nằm trong danh sách cảnh báo đỏ, buộc phải kiểm tra gắt gao. Cùng với đó là Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá cũng gây bất lợi cho xuất khẩu thủy sản thời gian tới.
Rơ ràng, cứ tiếp tục xuất khẩu theo cách này có khác nào là Việt Nam bán sức lao động giản đơn cho nước ngoài với giá rẻ và luôn ở thế thua thiệt mọi thứ? Và khi họ (doanh nghiệp FDI) ra đi chỉ để lại một hệ thống các cơ sở sản xuất chẳng khác nào là hệ thống nhà kho "nửa kín" trống rỗng cho Việt Nam! Về lâu dài, đây không phải là hướng đi, cách phát triển lâu dài và bền vững trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
|
Thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thường gặp trở ngại |
PV: - Liệu ông có thể đánh giá, thông tin trên sẽ mở ra cơ hội ǵ cho kinh tế Việt Nam khi vấn đề đa dạng hóa thị trường, giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường, cụ thể là Trung Quốc đang được đặt ra cấp thiết?
Nếu muốn tận dụng cơ hội này để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam cần phải làm ǵ, thưa ông?
GS.TS Đặng Đ́nh Đào: Trong chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng đă xác định định hướng phát triển thị trường xuất khẩu là "Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường mới có tiềm năng".
Với những kết quả về xuất khẩu hàng hóa năm 2013 và 9 tháng năm 2014, đặc biệt là kết quả kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cho thấy chúng ta đang từng bước thực hiện có kết quả chính sách trên và nhờ đó mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam giảm bớt dần sự phụ thuộc vào một thị trường mà cụ thể là thị trường Trung Quốc.
Trong thời gian tới, với Hiệp định TPP và sự tham gia của Việt Nam vào Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazastan, sẽ tạo ra nhiều cơ hội để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu, tiếp cận thị trường công nghệ nguồn và giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, Việt Nam c̣n phải giải quyết nhiều vấn đề bức xúc hiện nay của nền kinh tế mà lâu nay đă được đề cập nhiều trong các văn bản, Nghị quyết của Chính phủ. Đó là phải đẩy nhanh quá tŕnh chuyển đổi mô h́nh tăng trưởng một cách thực chất hơn và cơ cấu lại nền kinh tế của Việt Nam; Cải cách mạnh mẽ thể chế pháp luật, môi trường kinh doanh để tạo động lực mới cho tăng trưởng và phát triển ở nước ta.
Cần có những nghiên cứu bài bản, sâu sắc về thị trường và logistics của các nước để tận dụng các cơ hội nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Sớm đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng logistics hiện đại, đồng bộ và phải được kết nối nhằm thúc đẩy phân phối và lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Mỗi doanh nghiệp phải đặt lên hàng đầu mục tiêu là phải giữ cho được "chữ tín" trong kinh doanh để nâng cao chất lượng hàng hóa, củng cố và mở rộng thị trường, tránh tư tưởng làm ăn kiểu "chụp giựt", làm ăn không đúng theo quy tắc của thị trường…
DanViet