Mười năm ngưng hình thức tử hình bằng xử bắn, các nhà lập pháp tiểu bang Utah vào ngày 19.11 đã thông qua một đề xuất cho phép phương pháp xử bắn được quay lại do các vấn đề với lượng thuốc độc cung cấp cho các nhà tù dùng để thi hành án.
Một phòng thi hành án tử hình tại Mỹ
Tiểu bang sẽ thành lập một đội thi hành án tử hình bằng xử bắn nếu không có thuốc độc để tiêm cho các tử tù trước khi thi hành án 30 ngày.
Trong nhiều năm tiểu bang Utah sử dụng một sự kết hợp ba loại thuốc độc để xử tử tù nhân, nhưng các hãng sản xuất dược phẩm châu Âu đã từ chối bán thuốc độc cho các nhà tù và tuyên bố tẩy chay án tử hình.
Utah không sử dụng xử bắn vì lo ngại các phương tiện truyền thông chỉ trích, nhưng Paul Ray cho biết đó là cách nhân đạo nhất để tử hình vì tù nhân thường chết ngay lập tức.
"Chúng ta phải có một lựa chọn", đại diện đảng Cộng hòa Paul Ray nói với giới truyền thông ngày 19.11. "Treo cổ, chém đầu, xử bắn, ghế điện, mọi cách đều có vấn đề riêng của nó. Vì vậy chúng ta nên lựa chọn cách tốt nhất".
Theo luật Utah hiện tại, xử bắn chỉ dành cho những tên tội phạm bị kết án tử trước năm 2004. Lần cuối cùng việc thi hành án bằng cách xử bắn được thực hiện vào năm 2010. Ray cho biết đề xuất của ông cho Utah mang tính chất linh hoạt vì chúng chỉ được sử dụng khi tiểu bang không đủ thuốc độc để thi hành án.
Với nguồn cung thuốc độc hạn chế các bang của Mỹ tìm cách thi hành án cho đúng kế hoạch, một trong số cách đó là sử dụng các loại thuốc độc khác để thay thế tuy nhiên chúng lại dấy lên một vấn đề đáng lo ngại khác. Đầu năm nay ở Oklahoma và Arizona sau khi sử dụng một tổ hợp thuốc độc khác để tiêm cho phạm nhân gây ra cái chết đau đớn và chậm rãi khiến các nhà hoạt động nhân quyền đòi xóa bỏ hình phạt xử tử lên án mạnh mẽ, các nhà lập pháp ở Utah và các bang khác của Mỹ phải tìm kiếm giải pháp thay thế.
Tuy nhiên các nhà hoạt động chống tử hình đã lo lắng rằng xử bắn không phải là không có rủi ro. Mặc dù bị hạn chế, một tù nhân vẫn có thể cựa quậy hoặc các thành viên trong đội hành quyết có thể không bắn trúng tim gây ra một cái chết đau đớn kéo dài, theo Death Penalty một tổ chức chủ trương chống lại án tử hình.
Tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc là các tử hình êm ái nhất dành cho các tử tù. Trong 80 nước còn đang áp dụng án tử hình tỉ lệ áp dụng phương pháp tiêm thuốc độc rất cao lên đến 30 nước dù phương pháp tử hình này là phương pháp sinh sau đẻ muộn nhất khi chỉ mới bắt đầu áp dụng từ năm 1988. Tuy nhiên hiện nay tình trạng khan hiếm thuốc độc đang trở thành mối lo ngại cho biện pháp tử hình êm ái này.
Các tử hình bằng tiêm thuốc độc cơ bản được thực hiện theo ba bước.
Đầu tiên người ta tiêm thuốc Sodium thiopental với liều lượng từ 2-5 g. Thuốc này sau khi tiêm một vài giây sẽ làm cho phạm nhân mê man, bất tỉnh, ngủ từ từ. Tiếp đó là thuốc Pancuronium bromide với liều lượng 100 mg, với tác dụng làm ngừng hoạt động cơ bắp và thần kinh ngừng hoạt động.
Cuối cùng là Potassium chloride với liều lượng 100 mEq , có tác dụng làm tim ngừng đập.
Phạm nhân sau khi tiêm từ 10-15 phút sẽ chết một cái chết nhẹ nhàng như là đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên đôi khi một số phạm nhân bị tiêm một lần mà không chết khiến phải sử dụng đợt tiêm thứ 2 làm cho phạm nhân rất đau đớn gây nên mối quan ngại của cộng đồng nhất là của những nhà hoạt động chống án tử hình.
Tại bang Florida khi thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc cho phạm nhân Angel Nieves Diaz can tội giết người vào ngày 13.12.2006 nhưng sau 35 phút tiêm thuốc độc, phạm nhân vẫn chưa chết và vì vậy phải tiêm thuốc độc lần thứ hai. Vụ hành quyết này rất gây bức xúc trong dư luận Mỹ, thống đốc tiểu bang Florida khi ấy là ông Jeb Bush đã phải xin lỗi người dân tiểu bang.
Thiên Hà (theo japantimes)
MTG