Trung Quốc quyết định tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung với Nga ở Địa Trung Hải vào năm tới không có nghĩa nhằm thiết lập đồng minh với Moscow mà để tăng khả năng tham chiến cho quân đội, và mở rộng sự hiện diện của Bắc Kinh trong khu vực này, theo trang tin chính trị tiếng Trung Duowei News (Mỹ).
Tàu ngầm và tàu chiến của Trung Quốc trong một cuộc tập trận hải quân - Ảnh: Reuters |
Bộ trưởng Quốc pḥng Nga Sergey Shoygu, trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi 18.11, đă tuyên bố Nga-Trung sẽ tiến hành tập trận hải quân chung ở Địa Trung Hải vào năm 2015, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 23.11 dẫn lại thông tin từ Duowei News.
Theo Duowei News, Nga đang nỗ lực tăng cường hiện diện quân sự ở Địa Trung Hải. Điều này được thể hiện qua việc Hải quân Nga hồi tháng 5.2014 tuyên bố đang xây dựng một hạm đội tàu ngầm ở Địa Trung Hải, với mục tiêu khôi phục lại Hạm đội Địa Trung Hải của nước này vào năm 2015.
Đối với Trung Quốc, quyết định tham gia tập trận chung với Nga trên “bề nổi” cho thấy sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Nga, kể từ khi Nga bị Mỹ và phương Tây cô lập với những biện pháp trừng phạt cùng cáo buộc Moscow can dự vào t́nh h́nh khủng khoảng Ukraine.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ trở thành đồng minh quân sự với Nga nếu chiến tranh có thật sự xảy ra. Duowei News cho rằng Trung Quốc tập trận hải quân chung với Nga chỉ v́ những toan tính riêng của Bắc Kinh.
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có số lượng binh sĩ nhiều nhất thế giới (2,3 triệu lính theo thống kê 2013), cùng với những chiến đấu cơ tàng h́nh tân tiến, tàu sân bay trong kho vũ khí, nhưng thiếu khả năng tham chiến và đây được cho là yếu điểm lớn nhất của PLA.
Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Thường Vạn Toàn từng thừa nhận PLA “thua xa các lực lượng quân sự tiên tiến khác trên thế giới”. Nhật báo của PLA ngày 12.10 cũng đă thừa nhận 40 điểm yếu trong công tác huấn luyện khiến cho PLA khó có khả năng đánh thắng trận, theo AFP.
Một nghiên cứu của Hải quân Mỹ gần đây phát hiện, mặc dù Hải quân PLA có 235.000 người, gấp năm lần của Nhật Bản, nhưng năng lực chỉ huy lực lượng thua xa Nhật Bản và các nước trên thế giới.
Chính v́ lẽ đó, PLA tham gia các cuộc tập trận chung để tăng cường khả năng tham chiến, cũng như tăng cường sự hiện diện tại Địa Trung Hải, vốn là một vùng địa lư chiến lược, theo Duowei News.
Trung Quốc đă điều 3 tàu chiến đến Địa Trung Hải lần đầu tiên vào tháng 7.2012, sau khi 3 tàu này hoàn tất một sứ mạng ở vịnh Aden.
Sau đó, kể từ tháng 1.2014, tàu khu trục nhỏ Diêm Thành (Type 054A hay Loại 054A) của Trung Quốc cùng với các tàu chiến của Nga, Đan Mạch và Nga bắt đầu sứ mạng phối hợp dẫn độ đưa vũ khí hóa học của Syria qua Địa Trung Hải, dấy lên sự hoài nghi về vai tṛ của Trung Quốc trong khu vực này.
Duowei News cho rằng đây cũng là một ví dụ điển h́nh cho thấy Trung Quốc “sử dụng sức mạnh quân sự để mở cửa kinh tế với phương Tây, tương tự cách phương Tây đă dùng để mở cửa vào Trung Quốc hoặc giống như Anh đồn trú 50.000 binh sĩ trong khu vực để đảm bảo cho việc tiếp cận tài nguyên và thị trường Ấn Độ”.
Dù cho chính quyền Trung Quốc có bác bỏ những thông tin kể trên, nhưng những hoạt động của PLA ở Địa Trung Hải cho thấy rơ mục tiêu của Bắc Kinh trong khu vực này, theo Duowei News. Với tàu sân bay, Bắc Kinh có khả năng thiết lập một hạm đội mới ở Địa Trung Hải vào năm 2025, Duowei News cho biết.
Phúc Duy
Thanhnien