Trung Quốc đang đưa ra nhiều đề nghị hấp dẫn, lôi kéo Australia, đồng minh thân thiết của Mỹ xích lại gần ḿnh, để ganh đua với sức ảnh hưởng của Washington trong khu vực.
Theo The Epoch Times, Trung Quốc đang hiện thực hóa mục tiêu hất cẳng Mỹ ra khỏi khu vực châu Á - Thái B́nh Dương sau Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Australia. Nước này đă dùng chiêu bài "tấn công quyến rũ", đi kèm những toan tính ẩn giấu là những khoản tiền đầu tư khổng lồ. Và đối tượng Trung Quốc hướng đến chính là nước chủ nhà của hội nghị này.
Ảnh: Reuters
Theo New York Times, khi lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh đến thăm bang Tasmania, Australia vào ngày 18/11, tờ báo địa phương viết bằng tiếng Trung đă dành cả trang nhất để đăng bài viết về ông. Ông được mời thưởng thức món cá hồi của ḥn đảo, đặc sản sẽ sớm có mặt tại Trung Quốc và gặp một loài thú quư hiếm của khu vực này.
Trong khi Tổng thống Obama nhanh chóng trở lại Nhà Trắng sau một loạt hội nghị cấp cao châu Á, ông Tập dành nhiều thời gian hơn tại Australia, đồng minh thân thiết của Mỹ và đến thăm New Zealand, một đồng minh khác của Washington. Ông c̣n bay đến Fiji, quốc đảo nhỏ trên Thái B́nh Dương. Ở khắp nơi đến, ông Tập đều mang những khoản tiền hấp dẫn, nhằm chứng minh Trung Quốc là cường quốc kinh tế tại Châu Á.
Milos Alcalay, cựu Đại sứ Venezuela tại Liên Hợp Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo của diễn đàn 2000 tại Prague hồi tháng 10/2014, việc mở rộng của Trung Quốc không chỉ là về mặt kinh tế, mà c̣n để "mở rộng về địa chính trị". Khi một quốc gia trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc, lịch sử cho thấy họ sẽ nỗ lực để giữ ǵn sự hỗ trợ đó.
Tại Australia, ông Tập và Thủ tướng Australia Tony Abbott thông báo đă hoàn tất một hiệp định tự do thương mại Trung Quốc - Australia sau 10 năm đàm phán. Kết quả này sẽ mở cửa thị trường Trung Quốc với thịt ḅ Australia, các sản phẩm từ sữa và cá hồi ở bang Tasmania của nước này.
"Hai tuần qua ở châu Á cho thấy dù Trung Quốc không phải là đối tác an ninh, nước này là một đối tác kinh tế quan trọng", Wu Xinbo, giám đốc nghiên cứu của Mỹ tại Viện nghiên cứu quốc tế, Đại học Fudan cho biết. "Điều đó cho thấy Mỹ có thể nói nhiều về sự thịnh vượng trong khu vực nhưng không làm được ǵ nhiều, trong khi Trung Quốc tuy nói ít nhưng lại làm nhiều".
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Australia nhân dịp dự Hội nghị G20, ông Tập nói về sức mạnh của Trung Quốc có thể tác động đến các nước láng giềng trong khu vực. "Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với hơn 1,3 tỷ người", ông nói. "Trung Quốc giống như một anh chàng to lớn trong đám đông. Những người khác tự nhiên sẽ thắc mắc anh chàng này sẽ di chuyển và hành động như thế nào, và họ có thể lo ngại người đó có thể đẩy họ ngă, ngáng đường hoặc thậm chí là chiếm mất chỗ của họ".
Theo Jason Scott, cây bút của Bloomberg, ông Tập đang t́m cách tăng cường quan hệ kinh tế với Australia, trong khi trấn an đối tác thương mại này rằng không có ǵ phải lo sợ về vai tṛ ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong các vấn đề khu vực.
Ông Tập cũng cho biết Trung Quốc muốn đưa sự phát triển tới khu vực châu Á-Thái B́nh Dương thông qua sự thịnh vượng của chính nước này, trong “ṿng tṛn phát triển và an ninh đúng mực”.
Nhưng theo New York Times, ẩn dưới cam kết này là một thông điệp sắc lạnh, nhắc Australia rằng Trung Quốc sẽ cứng rắn trong việc bảo vệ "những lợi ích cốt lơi" của ḿnh.
Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học quốc gia Australia, nhận định “ông Tập và các quan chức Trung Quốc rất nghiêm túc trong các tham vọng chiến lược. Về lâu dài, họ tin rằng lực hấp dẫn của kinh tế của Trung Quốc sẽ kéo Australia vào quỹ đạo chính trị và chiến lược của họ" và Australia khó mà thoát ra được.
Cũng về lâu dài, ông Tập dường như đang cố gắng lôi kéo Australia, một trong những đồng minh chia sẻ t́nh báo thân cận nhất của Mỹ, ra khỏi liên minh hơn nửa thể kỷ với Washington. "Chúng ta có mọi lư do để tiến xa hơn quan hệ đối tác thương mại, để trở thành đối tác chiến lược có tầm nh́n chung và theo đuổi mục tiêu chung", ông Tập nói.
Ông Obama dường như tính trước được bước đi của ông Tập. Hai ngày trước khi nhà lănh đạo Trung Quốc xuất hiện trước Quốc hội Australia, Tổng thống Obama, trong một bài phát biểu với các sinh viên đại học nước này, cảnh báo đồng minh của Mỹ không nên quá thân cận với Trung Quốc.
Ông c̣n gián tiếp chỉ trích cách hành xử hung hăng của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược. "Một trật tự an ninh hiệu quả cho châu Á không thể dựa trên phạm vi ảnh hưởng, hoặc cưỡng ép, đe dọa, nước lớn bắt nạn nhỏ, mà phải bằng liên minh an ninh chung, luật pháp quốc tế và chuẩn mực quốc tế".
Australia hiện có vẻ thiện cảm với ông Tập. Báo giới Australia vốn là bên tích cực ủng hộ liên minh với Mỹ, giờ lại nhiệt t́nh chào đón nhà lănh đạo Trung Quốc. Ông Obama, ngược lại, bị chỉ trích v́ đă gián tiếp công kích Thủ tướng Abbott về cách tiếp cận của Australia với biến đổi khí hậu, khi ông Abbott quyết định xóa bỏ thuế khí thải. Trong bài phát biểu tại trường đại học ở Australia, Tổng thống Obama kêu gọi giới trẻ nước này đ̣i hỏi chính phủ phải hành động nhiều hơn về vấn đề môi trường.
Ông Tập đă tới thăm Australia tổng cộng 5 lần. Với chuyến đi đến Tasmania sau khi phát biểu trước Quốc hội Australia, ông Tập đă chính thức đến thăm tất cả các tiểu bang của nước này. Ngay cả ông Obama cũng chưa thực hiện được điều đó, một nhà b́nh luận người Australia cho biết.
Những diễn biến trên làm dấy lên cuộc thảo luận rộng răi ở Australia về việc lănh đạo nước này sẽ sớm bị buộc phải lựa chọn "sóng vai" với Trung Quốc hay Mỹ.
Năm ngoái, Sydney Morning Herald, tờ báo lâu đời nhất của Australia viết rằng "sẽ đến lúc chúng ta phải chọn Mỹ hoặc Trung Quốc".
Vnexpress