Thức ăn nóng có mùi vị thơm ngon hơn, tuy nhiên ăn quá nóng trong thời gian dài lại dễ gây ra các bệnh tiêu hóa, thậm chí là gây ung thư thực quản.
Ăn mặn
Trong các thức ăn mặn thường có chứa nhiều natri, mà khi chúng ta ăn mặn quá nhiều nó sẽ đọng lại ở cơ thể và rất dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch, huyết áp cao hoặc có thể làm bệnh nặng thêm.
Ăn nóng dễ gây ra các bệnh tiêu hóa, thậm chí là gây ung thư thực quản.
Ăn quá nóng
Rất nhiều người có thói quen thích ăn những thức ăn nóng hổi, vừa mới bắc từ bếp ra. Mặc dù thức ăn nóng có mùi vị thơm ngon hơn, tuy nhiên ăn quá nóng trong thời gian dài lại dễ gây ra các bệnh tiêu hóa, thậm chí là gây ung thư thực quản.
Theo các chuyên gia sức khỏe, thực quản của chúng ta rất nhạy cảm, chỉ chịu được thức ăn ở nhiệt độ 50~60℃. Vượt quá nhiệt độ này, niêm mạc thực quản sẽ bị bỏng rát. Nếu lặp lại nhiều lần, có thể dẫn đến sự thay đổi về chất, phát triển thành ung bướu. Do vậy, nhiệt độ thực phẩm tốt nhất là vừa phải, thích hợp trong khoảng 40 ℃.
Ăn xong đi ngủ
Nếu bạn vừa ăn xong mà đă đi ngủ luôn sẽ khiến cho huyết dịch ở năo chảy về dạ dày khiến huyết áp bị hạ thấp nên lượng oxy cung cấp cho năo cũng theo đó mà giảm dần đi. Vậy nên nó rất dễ gây ra các hiện tượng mệt mỏi, tiêu hóa không được tốt và ngoài ra nó c̣n là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ mắc bệnh béo ph́.
Vừa ăn vừa nói chuyện công việc
B́nh thường trong bữa ăn mọi người hay có thói quen nói chuyện. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu bạn vừa ăn vừa nói chuyện về công việc, về làm ăn, về điểm thi…th́ sẽ làm cản trở việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Bởi v́, mọi tinh lực của bạn phải tập trung vào suy nghĩ, áp lực tinh thần lớn, sẽ khiến cho chức năng của thần kinh tự trị bị áp chế, dẫn đến lượng máu cung cấp cho đường tiêu hóa giảm, làm chậm nhu động dạ dày. Đặc biệt đối với những người mà khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém, khi ăn phải hết sức tập trung và thoải mái tinh thần mới giúp tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng.
Thanh Lê/Theo Khỏe & Đẹp