Các nhà lănh đạo Liên minh châu Âu (EU) đang t́m giải pháp cho 2 thách thức lớn là tái khởi động tăng trưởng nền kinh tế chậm chạp trong khối và đối phó lâu dài với Nga, theo Miami Herald. Kết thúc phiên họp Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussel, Bỉ, hôm 18.12, Các nhà lănh đạo trong liên minh châu Âu kêu gọi thành lập khẩn cấp một quỹ đầu tư chiến lược nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở 28 nước thành viên, theo AP ngày 18.12. Đồng thời các nhà lănh đạo EU mong muốn thảo luận để đưa ra chính sách đối phó lâu dài với Nga. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho rằng các thành viên EU cần phải "lấy lại sự tự tin và nhận thức được thế mạnh của ḿnh" trong chiến lược đối phó với Nga và Tổng thống Putin. Dự kiến Quỹ đầu tư chiến lược châu Âu (EFSI) sẽ đi vào hoạt động vào năm 2015 với số vốn 21 tỷ euro, nếu nhận được sự ủng hộ hoàn toàn và thuận lợi. Quỹ được xây dựng nhằm mong đợi thu hút vốn đầu tư khu vực tư nhân gấp 15 lần lên tới 315 tỷ euro để nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo việc làm và kích thích tăng trưởng kinh tế, theo Reuters. Tuy nhiên các nhà phân tích cảnh báo quỹ đầu tư là chưa đủ lớn và mạnh để khuyến khích các nhà đầu tư. Về phần Nga, Bà Federica Mogherini phụ trách chính sách đối ngoại EU bày tỏ thái độ chưa hài ḷng về t́nh h́nh khủng hoảng kinh tế của Moscow mặc dù đây là hậu quả từ biện pháp trừng phạt của EU lên Nga sau khi điện Kremlin sáp nhập Crimea hồi tháng 3. Một cuộc hội đàm giữa bà Federica Mogherini và các quan chức Ukraine về các nội dung trên dự kiến sẽ bắt đầu vào tuần sau. Tuy nhiên bà Federica Mogherini cũng nhấn mạnh rằng EU cần thấy sự thay đổi căn bản thái độ chính trị của Tổng thống Nga Putin để có thể chuyển sang phương thức hợp tác, theo AP. Nga đang phải gánh chịu hậu quả từ các biện pháp trừng phạt kinh tế của EU và các nước phương tây từ sau khi Nga bị cáo buộc liên quan cuộc chiến ở miền đông Ukraine. Sự trượt dốc nhanh chóng một nửa của giá dầu và tiền tệ khiến kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng, trong khi người dân Nga phải lao đao v́ thị trường kinh tế suy thoái.Mặc dù Tổng thống Nga Putin luôn lạc quan “trấn an” công chúng bằng những chính sách đối phó t́nh trạng hiện tại của Moscow. Nhưng những biểu hiện khắc phục sự ổn định kinh tế của chính quyền Putin được nh́n nhận là quá muộn trong khi t́nh h́nh Nga hiện tại không mấy khả quan. tm
|